Nông Bá Khu

Tư vấn tội cướp giật tài sản theo Luật hình sự

Tôi có thằng cháu sinh năm 1994, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, cháu ở với ông bà ngoại. Cháu mới đi làm xa nhà 2 năm. Vừa qua do nợ nần nhiều quá nên mượn xe chở người khác cướp giật nhưng không lấy được tài sản.


Nội dung đề nghị tư vấn:
 
Khi bị truy đuổi thì người ra tay giật đồ chạy thoát, cháu bị bắt lại do ngã té xe, trong lúc chạy thì gây tai nạn cho nạn nhân gảy xương bẹn. Cháu thành khẩn khai báo và cung cấp thông tin cho công an bắt người đi cùng. Xin luật sư tư vấn pháp luật dùm. Gia đình lo khắp phục hậu quả cho phía bị hại rồi, xin hỏi cháu nằm khung hình phạt nào ? Cháu chưa có tiền án tiền sự. Xin cám ơn luật sư.
 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định tội cướp giật tài sản như sau:

 

“Điều 171. Tội cướp giật tài sản

 

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

 

a) Có tổ chức;

 

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

 

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

 

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

 

đ) Hành hung để tẩu thoát;

 

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

 

g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

 

h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

 

i) Tái phạm nguy hiểm.

...”

 

Như vậy, căn cứ vào quy định trên việc định khung hình phạt còn dựa vào kết luận giám định thương tật của nạn nhân. Tuy nhiên khi quyết định hình phạt tòa án sẽ căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều51 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

 

“Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

 

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

 

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

 

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

 

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

 

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

 

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

 

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

 

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

 

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

 

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

 

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

 

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

 

m) Phạm tội do lạc hậu;

 

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

 

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

 

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

 

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

 

r) Người phạm tội tự thú;

 

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

 

t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

 

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

 

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

 

x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

...”

 

Trân trọng!

Phòng luật sư tư vấn – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo