Nguyễn Thu Trang

Tư vấn của luật sư về trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại nhiều địa phương, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Đặc biệt, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin, nhiều đối tượng đã đưa ra nhiều thông tin giả nhằm chiếm đoạt tài sản.

1. Luật sư tư vấn Luật Hình sự

Hiện nay, xuất hiện nhiều hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như tài chính, ngân hàng, bất động sản, dự án đầu tư, môi giới việc làm, đưa người đi lao động, học tập tại nước ngoài, kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử…, đặc biệt là lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi như giả danh cơ quan thực thi pháp luật, cán bộ cơ quan nhà nước, quen biết qua mạng xã hội, lợi dụng quan hệ tình cảm,…

Hành vi lừa đảo trở nên nghiêm trọng hơn khi các đối tượng vay tiền của nhiều người để xoay vòng trả nợ. Với thủ đoạn này, đối tượng phạm tội tạo được lòng tin lớn với những người cho vay tiền do thường xuyên trả nợ đúng hạn cả tiền gốc và tiền lãi đã thỏa thuận (lấy tiền vay của người này để trả nợ cho người kia), từ đó người cho vay tiền mang tâm lý chủ quan, sẵn sàng cho các đối tượng vay thêm tiền khi có yêu cầu. Khi hành vi phạm tội bị phát hiện, số tiền các bị hại bị chiếm đoạt thường rất lớn, có thể lên đến vài chục tỷ đồng.

Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải trường hợp bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà không biết phải làm thế nào, giải quyết ra sao, cần tìm đến cơ quan nào để được bảo vệ quyền lợi của mình?... Bạn có thể gửi yêu cầu tư vấn bằng cách liên hệ Tổng đài Luật Minh Gia 1900.6169 hoặc gửi yêu cầu tư vấn về Email để đội ngũ Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự của chúng tôi giải đáp cho bạn.

2. Tư vấn về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Nội dung yêu cầu tư vấn: Tôi là sĩ quan quân đội. hiện nay đang công tác tại Biên Hòa Đồng Nai. Vợ tôi là công nhân viên quốc phòng hiện nay đang công tác cùng chung đơn vị với tôi. Với bản tính thương người và thật thà, nên khi quen biết với 1 cô tên Phương, qua 1 thời gian quen nhau, cô Phương đã lừa vợ tôi mượn một số tiền, sau đó đã trả đúng như thỏa thuận.

Một thời gian sau, cô Phương làm ăn thế nào không biết và nhờ vợ tôi đứng ra vay cho cô Phương một số tiền lớn để làm ăn. Thấy vợ chồng cô Phương cũng thật thà (chồng làm sơn nước) vợ chồng cô Phương bảo: nhờ chị vay cho em để chồng em mua sơn làm công trình, vì nhận nhiều công trình mà không có tiền mua sơn. Thấy thương cho vợ chồng cô Phương, vợ tôi đã vay cho vợ chồng cô Phương khoản tiền lớn để làm ăn. Số tiền được giao cho vợ chồng cô phương thành nhiều lần.

Có một lần khi cô Phương nhờ vay tiếp, Cô Phương hứa sẽ giao giấy tờ nhà đát của mẹ chồng cô ấy cho vợ tôi. khi vợ tôi và cô Phương cùng về nhà mẹ chồng cô phương để xem nhà sau đó về nhà của mẹ đẻ của cô Phương để nghỉ. Vợ tôi phát hiện có vấn đề nghi vấn, nên bảo với cô Phương gọi điện cho chồng. Sau khi chồng cô phương gọi điện cho mẹ anh ấy, 2 mẹ con nói chuyện cùng nhau, nội dung cuộc nói chuyện như thế nào không rõ nhưng sau khi nói chuyện điện thoại với con trai xong mẹ chồng cô Phương chạy qua nhà mẹ đẻ của cô Phương (khi đó vợ tôi và cô Phương đang nghỉ trưa ở đó). Bà nói với vợ tôi rằng: Cô cứ giúp vợ chồng nó đi, hiện nay giấy tờ nhà do ông cán bộ nơi xã nắm giữ, nhưng hôm nay ông ấy đi miền Tây chưa về, hẹn thứ 2 ông ấy về là sẽ giao giấy tờ nhà cho cô. Do mẹ chồng của cô Phương hứa vậy nên vợ tôi đã giao thêm số tiền 200.000.000 cho cô Phượng và chồng cô ấy để cô Phương lo việc và thứ 2 mẹ cô ấy sẽ giao giấy tờ nhà. Thế nhưng hôm sau mẹ chồng cô Phương bảo ông ấy vẫn chưa về, khi nào về sẽ báo lên lấy, vậy nhưng mãi đến hôm nay vẩn chưa giao giấy tờ nhà cho vợ chồng tôi.

Tổng số tiền mà vợ tôi đã giao cho vợ chồng cô Phương là 880.000.000.000 (tám trăm tám mươi triệu đồng).

Hiện nay vợ chồng cô Phương vì đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người nên đã bỏ trốn.

Xin hỏi Luật sư: trường hợp này tôi phải giải quyết thế nào? Mẹ chồng cô Phương có là đồng phạm cùng chiếm đoạt tài sản hay không? và nếu xử theo luật thì bà ấy có giao nhà cho vợ tôi không?

Trả lời: Cảm ơn anh đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Đối với vấn đề này, chúng tôi tư vấn như sau:

Vấn đề đầu tiên: Đối với trường hợp này, vợ chồng anh chị đã bị vợ chồng cô phương lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;”

Về cơ quan thẩm nhận đơn tố giác: Theo quy định tại điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

“1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.”

Như vậy, trường hợp này, vợ chồng anh chị có thể gửi đơn tố giác hoặc tố giác bằng miệng lên Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc các cơ quan khác.

Về vấn đề thứ hai: Mẹ chồng cô P có là đồng phạm hay không?

Theo quy định thì  Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

-    Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

-    Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

-    Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Theo những chi tiết anh cũng cấp, chưa thể xác định mẹ chồng cô P. là người giúp sức về vật chất cho vợ chồng họ để thực hiện tội phạm. Việc người mẹ chồng không giao ra giấy tờ đất bởi lý do khách quan thì không thể chứng minh người này là đồng phạm. Trường hợp người mẹ biết mục đích của những người kia là lừa đảo số tiền đã vay của anh chị nhưng vẫn giúp đỡ họ trong việc hứa hẹn giả thì được coi là có hành vi giúp sức cho họ thực hiện hành vi phạm tội và người mẹ là đồng phạm trong vụ án này.

Vấn đề thứ ba: Đối với trường hợp ngồi nhà là tài sản thế chấp:

Điều 167 – Luật đất đai 2013 có quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất như sau:

Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này; 

Trường hợp này, việc thế chấp ngồi nhà của mẹ chồng cô P để đảm bảo cho hợp đồng vay tài sản mà không tiến hành lập văn bản có công chứng hoặc chứng thực thì giao dịch này không có hiệu lực.

Như vậy,khi có tranh chấp tại tòa thì giao dịch thế chấp này sẽ bị hủy bỏ, hai bên sẽ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bởi vậy anh chị sẽ được hoàn trả lại số tiền mà anh chị đã cho vay và khoản bồi thường thiệt hại chứ không được giao căn nhà của mẹ chồng cô Phương. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo