Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Trách nhiệm hình sự khi không trả lại tài sản được giao nhầm

Tôi có một anh bạn tên là V trồng cà phê, khi thu hoạch và mang bán cà phê cho cơ sở anh Q. khi nhận tiền do chỗ thân quen không đếm và nhận song mang đi trả nợ ngay, đến tối cùng ngày cơ sở anh Q bảo anh V nhận thừa 10 triệu, anh V không biết mình có nhận thừa không vì đã mang trả nợ hết trước đó lên bảo anh Q là không nhận thừa,


Nội dung yêu cầu:

Anh Q không tin và làm đơn thưa công an huyện sau đó anh V đã được triệu tập nhiều lần để lấy lời khai và anh V không nhận trước công an huyện là đã nhận thừa tiền. Tuy nhiên anh V vừa qua đã bị công an huyện bắt tạm giam, vợ anh V vì thương chồng lên đành sang nói chuyện xin chịu thiệt thòi về phía mình và xin gửi 10 triệu cho anh Q, Anh Q đã đồng ý nhận tiền và đã viết đơn bãi lại gửi công an huyện, công an huyện đã nhận đơn nhưng đã 2 tuần nay anh bạn tôi chưa được cho về, Xin hỏi trường hợp này anh bạn tôi có vi bị kết tội đi tù không nếu có thì mức án là như thế nào?
 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu, Công ty Luật Minh Gia tư vấn như sau:

 

Thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên chúng tôi không biết chắc chắn bạn của bạn bị khởi tố hình sự về tội gì theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tuy nhiên, từ những thông tin bạn cung cấp chúng tôi thấy có thể bạn của bạn bị công an huyện khởi tố điều tra về Tội chiếm giữu trái phép tài sản theo quy định tại Điều 176 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

 

“Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

 

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

 

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”.

 

Trước hết, người phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản là người có được tài sản là do bị giao nhầm, do mình tìm được hoặc bắt được (nhặt được). Trong trường hợp bị giao nhầm, cần xác định người phạm tội hoàn toàn không có thủ đoạn nào để bên giao tài sản tưởng nhầm mà giao tài sản cho mình.

 

Không trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp là hành vi cố tình giữ tài sản do bị giao nhầm, do tìm được hoặc bắt được khi đã có yêu cầu của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Có thể người phạm tội thừa nhận tìm được bắt được nhưng cho rằng tài sản đó thuộc sở hữu của mình, nhưng cũng có thể không thừa nhận là mình đã được giao nhầm, đã tìm được hoặc bắt được, nhất là trường hợp được giao nhầm.

 

Yêu cầu nhận lại tài sản bị giao nhầm, do người phạm tội tìm được hoặc bắt được là yêu cầu của chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản. Nếu chưa có yêu cầu nhận lại tài sản hoặc yêu cầu đó không phải của chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản thì chưa cấu thành tội phạm này.

 

Tội chiếm giữ trái phép tài sản cũng được thực hiện do cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn giữ bằng được tài sản do bị giao nhầm, tìm được hoặc bắt được. Ngoài mục đích này, người phạm tội không có mục đích nào khác và mục đích này cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.

 

Người phạm tội thấy trước hành vi chiếm giữ trái phép tài sản là trái pháp luật, thấy trước việc không trả lại tài sản làm chủ tài sản bị mất quyền sở hữu tài sản, người phạm tội mong muốn chiếm đoạt tài sản nên sau khi nhận được yêu cầu hoàn trả đã có ý không hoàn trả.

 

Nếu sau khi điều tra cơ quan điều tra xác định hành vi bạn của bạn đã thực hiện thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội Chiếm giữ trái phép tài sản Theo quy định tại Khoản 1 Điều 176 Bộ luật hình sự thì khung hình phạt áp dụng với bạn của bạn có thể làbị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

 

Căn cứ quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì việc vợ anh ấy đã trả tiền cho người bị hại và người bị hại có đơn bãi lại không thể là căn cứ để cơ quan điều tra đình chỉ vụ án mà chỉ là một căn cứ để áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi Cơ quan tiến hành tố tụng quyết định hình phạt.

 

Trân trọng
C.V Nguyễn Thị Quyên - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo