Trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi cướp giật tài sản?
Cập nhật 21/10/2015 01:53
chồng của e đã cướp của 1 người đi bộ một chiếc giỏ xách , giá trị khoảng 200.000, khi đi chồng em đi 2 người, chồng em ngồi sau và cướp rồi bị hiệp sĩ bắt , k chống cự , k gây thương tích , k mang vũ khí . Chồng em bắt đến nay đã hơn 9 tháng nhưng chưa thấy ra toà , chỉ có giấy cáo trạng ghi : không tính toán trước , không phải chủ mưu , không tiền án tiền sự ( trước đây chồng e cũng bị đi cải tạo 1 năm tội tương tự nhưng lúc đó chưa đủ tuổi , chồng em cũng chưa làm giấy xoá án tích nhưng trong
>> Tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài: 1900.6169
Ba chồng của em ngày xưa có đi lính và làm thượng sĩ thì phải , có giấy tờ . Nhưng không biết làm cách nào để đc xem là tình tiết giảm nhẹ , gia đình chồng em thuộc hộ nghèo trong xóm nhưg k có giấy chứng nhận , chỉ có ba chồng và chồng e đi làm bấp bênh để nuôi 5 người trong gia đình ( em út 3t , e trai đang đi học , ông nội bị bệnh , mẹ chồng chỉ làm lặt vặt ) . Xin luật sư tư vấn giúp em khả năng chồng e sẽ phải chịu bao nhiêu năm tù , cảm ơn luật sư rất nhiều !
Trả lời: Cảm ơn chị đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, trước đây chồng chị đã thực hiện hành vi tương tự( cướp)nhưng chưa đủ tuổi theo điều 12 sẽ ko bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn biện pháp bị áp dụng sẽ là biện pháp hành chính ( đưa vào trại cải tạo). Đã không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nên không đặt ra vấn đề án tích, nên trường hợp này theo bản cáo trạng thì hợp pháp.
Thứ hai, nếu hành vi của chồng chị chỉ thực hiện hành vi cướp, mà ko sử dụng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc,... thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong 2 tội là cướp hoặc cướp giật ( 133, 136 Bộ luật hình sự) :
Theo quy định tại Điều 136 Bộ Luật hình sự về tội cướp giật tài sản thì:
“1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.”
Theo quy định tại này thì hành vi cướp giật tài sản mà không cần căn cứ vào giá trị tài sản là bao nhiều thì đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Và tùy theo tình tiết cụ thể của vụ án mà thầm phán tòa án sẽ quyết định mức phạt trong khung hình phạt từ 1 năm tới 5 năm .
Điều 133 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội cướp tại sản, cụ thể:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”
Theo quy định tại khoản 1 điều 133 Bộ luật hình sự hành vi cướp có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
Thứ ba, về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
“a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
k) Phạm tội do lạc hậu;
l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
m) Người phạm tội là người già;
n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
o) Người phạm tội tự thú;
p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt”
Như vậy, những tình tiết chị nêu ra : không chống cự, không sử dụng vũ khí, các tình tiết nhân thân như bố là thượng sĩ, gia đình có hoàn cảnh khó khăn không nằm trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự.
Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khác quy định tại khoản 2 điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 được hướng dẫn tại nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn như sau:
“- Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, người mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sỹ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước;
....”
Như vậy, những tình tiết về nhân thân của chồng chị như : có bố đi lính và làm thượng sĩ không được coi là tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật.Tuy nhiên, trên thực tế xét xử, tuỳ từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
Thứ tư, về khoảng thời gian từ khi ra quyết định khởi tố vụ án tới khi mở phiên tòa:
Theo quy định của pháp luât, quá trình tố tụng diễn ra qua rất nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn pháp luật lại quy định khoảng thời gian để các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án. Như chị trình bày, chồng của chị đã bị tạm giam tới nay được 9 tháng, tuy nhiên không cung cấp được theo nội dung bản cáo trạng hay nội dung quyết định khởi tố vụ án chồng chị bị truy cứu trách nhiệm hính sự về tội nào. Và như phân tích ở trên thì có thể anh sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cướp tài sản hoặc tội cướp giật tài sản.
Giả sử, chồng của chị bị truy cứu truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cướp tài sản. Thì thời gian tạm giam để điểu tra pháp luật quy định tối đa là 9 tháng; tối đa 45 ngày Viện kiểm sát ra quyết định truy tố. Vậy, trường hợp 9 tháng chưa thấy mở phiên tòa xét xử thì cũng không quá đáng lo ngại.
Chị có thể liên hệ với Tòa án, Viện kiểm sát thụ lí giải quyết vụ án để biết thêm thông tin về quá trình tố tụng, giải quyết vụ án của chồng.
Lưu ý, về vấn đề trừ thời gian tạm giữ, tạm giam vào thời gian chấp hành án phạt tù như sau:
Điều 33 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tù có thời hạn như sau:
" ...
Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù.Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù".
Vậy, nếu chồng của chị bị tạm giam 9 tháng, thì sau này thời hạn thi hành án phạt tù sẽ được trừ, theo nguyên tắc 1 ngày tạm giam bằng 1 ngày tù. Giả sử: Chồng của chị bị truy cứu truy cứu trách nhiệm hình sự và Tòa án tuyên hình phạt tù là 2 năm thì trường hợp này sẽ chỉ phải thi hành án phạt tù trong thời hạn là 1 năm 3 tháng.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi cướp giật tài sản?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng !
CV. Trần Liên – Công ty Luật Minh Gia.