Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định cụ thể về hành vi vi phạm, lỗi cấu thành tội phạm, khung hình phạt và các quy định khác liên quan, cụ thể như sau:

a) Cơ sở pháp lí: Điều 171 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

b) Cấu thành tội phạm

Chủ thể: người có NLTNHS, đạt độ tuổi luật đinh

Lỗi: cố ý

Mục đích: kinh doanh (dấu hiệu bắt buộc)

Hành vi: người phạm tội có hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lí đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại.

Nhãn hiệu: là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau

Chỉ dẫn địa lí: dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

c) Hình phạt

Khung cơ bản: phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm

Khung tăng nặng: phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỉ đổng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 2.

Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo