Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tội vi phạm về quy định về phòng ngừa sự cố môi trường

Tội vi phạm về quy định về phòng ngừa sự cố môi trường là hành vi vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường hoặc vi phạm quy định về ứng phó sự cố môi trường làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác.

I. Dấu hiệu pháp lý

1. Khách thểTội phạm xâm phạm các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, các quy định về phòng ngừa và sử lý, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Khách quan: Thể hiện ở hai dạng hành vi

- Thứ nhất  là vi phạm các quy định về phòng ngừa môi trường: Phòng ngừa là các hoạt động nhằm không để sự cố môi trường xảy ra, hoặc ngăn chặn, hạn chế sự cố môi trường trong các nghành nghề nhất định.

Vi phạm các quy định về phòng ngừa sự cố môi trường là không chuẩn bị hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng, không thực hiện đầy đủ các công tác phòng ngừa sự cố môi trường như các phương án bảo vệ môi trường, trang thiết bị bảo vệ môi trường, cơ sở vật chất, bảo hộ phòng độc, hệ thống xử lý khí thải, nước thải…

- Thứ 2 là vi phạm quy định về ứng phó sự cố môi trường: khi có sự cố môi trường xảy ra việc ứng phó kịp thời, hiệu quả có tác dụng ngăn chặn hoặc hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do sự cố gây ra. Tội phạm này thể hiện ở hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về ứng phó với sự cố môi trường nên gây hậu quả làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng….

Điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự: chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự khi người phạm tội thực hiện hành vi nêu trên làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác.

de-dap-jpg-06082014120528-U17.jpg

3.  Chủ quan: Lỗi vô ý

4. Chủ thể: là người có trách nhiệm trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa sự cố môi trường hoặc ứng phó sự cố môi trường.

II. Hình phạt

1. Người nào vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường hoặc vi phạm quy định về ứng phó sự cố môi trường làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác thì bị phạt tiền từ 50 triêu đồng đến 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

2. phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 150 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức cụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo