Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Luật sư bào chữa tội sản xuất buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật

Sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi không chỉ làm ảnh hưởng đến trật tự quản lý thị trường, trật tự quản lý kinh tế, mà còn làm ảnh hưởng đến nền nông nghiệp Nước nhà. Đây là tội phạm mang tính chất đặc biệt vì xâm phạm đến nhiều khách thể khác nhau.

1. Quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi.

Điều 195 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi như sau: 

"1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Buôn bán qua biên giới;

g) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

i) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

c) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm."

>> Luật sư bào chữa vụ án hình sự

Hotline: 0902.586.286

Từ quy định trên có thể xác định các yếu tố cấu thành cơ bản của tội Sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi  như sau: 

* Khách thể: Tội phạm xâm phạm đến các quy định của nhà nước trong quản lý thị trường, xâm phạm quyền được bảo hộ của người sản xuất, xâm phạm quyền và lợi ích của tổ chức và cá nhân trong sản xuất nông nghiệp. Đối tượng tác động của tội này là hàng giả, thuộc nhóm thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi.

* Chủ thể: Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi lên và đủ năng lực chịu trách nghiệm hình sự. Nếu là pháp nhân thương mại thì đáp ứng điều kiện chịu trách nghiệm hình sự theo Điều 75 BLHS 2015.

* Mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Động cơ là để thu lợi, mục đích chính là thu lợi bất chính.

* Mặt khách quan: Tội phạm bao gồm hai loại hành vi là sản xuất và buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi.

Hành vi sản xuất hàng giả là việc thực hiện môt, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng hóa giả.

Hành vi buôn bán hàng giả là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, giới thiệu, quảng cáo, khuyến mại, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và  hoạt động khác đưa hàng giả vào lưu thông.

Tuy nhiên, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong những trường hợp sau đây: 

- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 196 và 200 của BLHS hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên;

- Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên.

Như vậy, hậu quả là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội phạm này. Trong trường hợp hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi chưa gây hậu quả nghiêm trọng hoặc không mang tính chất tái phạm (không thuộc các trường hợp phạm tội nêu trên) thì không bị xử lý hình sự. 

* Hình phạt: Khi có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội và chủ thể thực hiện hành vi phạm tội. Cụ thể như sau:

+ Đối với cá nhân phạm tội, bao gồm 04 khung hình phạt chính: 

- Khung 1: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, đối với hành vi thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều này;

- Khung 2: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm, đối với hành vi thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này;

- Khung 3: Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm, đối với hành vi thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều này; 

- Khung 4: Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm, đối với hành vi thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 4 Điều này;

- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 

+ Đối với pháp nhân thương mại phạm tội, bao gồm 05 khung hình phạt chính: 

- Khung 1: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng, đối với hành vi thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều này;

- Khung 2: Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng, đối với hành vi thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h và i khoản 2 Điều này; 

- Khung 3: Phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng, đối với hành vi thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều này;

- Khung 4: Phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm, đối với hành vi thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 4 Điều này;

- Khung 5: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, đối với hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Điều 79 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);

- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. 

2. Lý do nên mời Luật sư bào chữa tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi.

- Việc Luật sư tham gia làm việc và bào chữa góp phần làm sáng tỏ tình tiết vụ án, chủ thể thực hiện tội phạm. Giúp các cơ quan tố tụng nhận diện sự việc được chính xác và đưa ra các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa phù hợp.

- Luật sư làm việc và tham gia bảo vệ thân chủ không chỉ là hỗ trợ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ,….về mặt pháp lý mà còn là hỗ trợ họ về mặt tinh thần khi quá trình tố tụng kéo dài.

3. Quy trình Luật sư bào chữa tại Luật Minh Gia

Quy trình Luật Minh Gia tiếp nhận và bào chữa vụ án hình sự như sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc về tội sản xuất và buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáo.

Bước 2: Phân tích, đánh giá cụ thể sự việc. Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện đối với vụ việc và phân công luật sư tham gia tố tụng.

Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu chứng minh tội phạm khác theo quy định pháp luật nhằm phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.

Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án về tội sản xuất và buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi   .

4. Phương thực liên hệ luật sư tham gia bào chữa về Tội sản xuất và buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi.

Cách 1: Liên hệ Hotline yêu cầu dịch vụ: 0902.586.286

Cách 2: Gửi Email: lienhe@luatminhgia.vn

Cách 3: Đến trực tiếp địa chỉ văn phòng:

- VP Hà Nội: Số 5 Ngõ 36 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

- VP TP HCM: A11-12 Lầu 11 Block A, Tòa nhà Sky Center, số 5B Phổ Quang, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo