Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người tham gia BHXH

Hỏi: Trước đây do có mối quan hệ quen biết 1 chị bạn, nhà chị đó có công ty riêng, chị đó tư vấn cho mình đóng bảo hiểm truy thu, chi ý bảo mình nộp cho chị ý 17 triệu từ năm 2009 thì được hưởng bảo hiểm đến thời diểm mình đóng tiền là 17 năm, và mình đã nộp đúng số tiền đó.
Sau đấy mình lại tiếp tục đóng hàng tháng theo mức lương đề ra của công ty chị ý. Mình đóng được 2 năm thì phát hiện ra chị ý mới chỉ làm sổ cho mình được 2 năm mình đã dừng đóng. Theo mình được biết không có truy thu thời gian dài như vậy. Mình muốn hỏi số tiền mình đã nộp mà giờ không làm được truy thu, chị ý lại không trả lại tiền cho mình thì minh phải làm thế nào để lấy lai tiến, sổ bảo hiểm mình đóng 2 năm làm thế nào để rút đươc sổ về.
 

Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, công ty tư vấn như sau:

Thứ nhất, theo quy định của pháp luật bảo hiểm, không có bất cứ quy định  nào cho phép người lao động đóng liền một lúc số tiền gộp cho số năm tham gia bảo hiểm xã hội. Vì vậy nên không có trường hợp nộp17 triệu từ năm 2009 đến  thời điểm đóng được hưởng bảo hiểm 17 năm. Theo đó hành vi của chị kia là hành vi lừa đảo, cố tình đưa ra thông tin không đúng sự thật, lừa dối bạn nhằm mục đích để bạn giao tiền cho chị ta. Hành vi của chị ta đã cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015:

Bộ luật hình sự quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

 

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

 

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

 

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

 

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.

Về khách quan, phải có hành vi dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản…
 
Như vậy, hành vi của người kia đã cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bạn có thể gửi đơn tố giác đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, UBND xã, phường hoặc UBND cấp huyện để  được bảo vệ quyền lợi của bạn.
 
Thứ hai, về việc rút sổ.

Khi bạn chấm dứt hợp đồng làm việc với công ty chị kia thì công ty có trách nhiệm phải chốt sổ và trả sổ BHXH cho bạn. Trong trường hợp công ty cố tình không trả sổ BHXH cho bạn, bạn có thể làm đơn khiếu nại lên Ban giám đốc công ty hoặc thông qua tổ chức Công đoàn tại công ty để khiếu nại về việc không trả sổ BHXH cho bạn.

Nếu không được thì bạn có thể gửi đơn đến Thanh tra lao động thuộc Phòng Lao động Thương binh - xã hội để cơ quan này giải quyết buộc công ty trả lại sổ BHXH cho bạn.

 

Trân trọng!

Phòng luật sư tư vấn - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo