Trần Phương Hà

Luật sư bào chữa tội không tố giác tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự

Tội không tố giác tội phạm ảnh hưởng đến quá trình quản lý trật tự, xã hội của cơ quan chức năng. Trên thực tế rất khó chứng minh về tính chất lỗi của hành vi. Sự tham gia của Luật sư cùng một góc nhìn mới về vụ việc từ một góc độ mới sẽ giúp cơ quan có thẩm quyền đưa ra kết luận được chính xác hơn, khách quan hơn.

1. Luật sư tư vấn về pháp luật hình sự

Theo quy định pháp luật hình sự, tố giác tội phạm được xem xét như một nghĩa vụ bắt buộc của công dân phát sinh nhằm mục đích phòng ngừa, đấu tranh, phòng chống tội phạm. Người biết được hành vi phạm tội của người khác nhưng không tố giác họ với cơ quan có thẩm quyền thì có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự.

Vai trò của việc tố giác tội phạm rất sức quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử góp phần giải quyết vụ án bảo đảm tính khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm.

Nếu bạn đang có nhu cầu thuê luật sư bào chữa tội không tố giác tội phạm bạn có thể liên hệ đến Luật Minh GIa.

>> Luật sư bào chữa vụ án hình sự

Hotline: 0902.586.286

2. Quy định pháp luật về tội không tố giác tội phạm

Điều 390 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định tội không tố giác tội phạm như sau:

“1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.”

Tội không tố giác tội phạm xâm phạm đến hoạt động việc điều tra, phát hiện, xử lý tội phạm của cơ quan tiến hành tố tụng và trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm của cơ quan nhà nước.

Mặt khách quan của tội không tố giác tội phạm là có hành vi dưới dạng không hành động là không tố giác với cơ quan có thẩm quyền về tội phạm đang được chuẩn bị, đang hoặc đã thực hiện.

Hành vi không tố giác tội phạm có một số đặc điểm sau:

– Hành vi không tố giác tội phạm luôn được thực hiện dưới hình thức “không hành động phạm tội”;

– Hành vi không tố giác tội phạm có thể xảy ra ở giai đoạn tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện (đã kết thúc);

– Lỗi của người có hành vi không tố giác tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.

Cũng như hành vi che giấu tội phạm, hành vi không tố giác tội phạm tuy có liên quan đến tội phạm nhưng không phải là hành vi đồng phạm bởi người không tố giác không “cố ý cùng thực hiện tội phạm” với người mà người đó không tố giác. Hành vi không tố giác tội phạm không có quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội và hậu quả của tội phạm do người khác gây ra.

Hành vi không tố giác tội phạm thể hiện ở thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm và vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của công dân đối với trách nhiệm đấu tranh phòng chống tội phạm do luật quy định, góp phần gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, không ngăn chặn kịp thời các hậu quả nguy hiểm cho xã hội do phạm tội gây ra.

3. Lý do nên mời luật sư tham gia bào chữa

- Sự có mặt của Luật sự không chỉ hỗ trợ người bị buộc tội, người bị tình nghi về mặt pháp lý mà còn hỗ trợ họ về mặt tinh thần.

- Luật sư tham gia vụ án hình sự giúp các cơ quan chức năng có thêm những góc nhìn từ các góc độ mới để nhận diện đánh giá vụ việc được chính xác và khách quan.

4. Quy trình Luật sư bào chữa tại Luật Minh Gia

Bước 1: Tiếp nhận thông tin liên quan đến hành vi vi phạm tội không tốc giác tội phạm.

Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng.

Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các chứng cứ chứng minh khác theo quy định pháp luật nhằm phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.

Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công.

5. Phương thức liên hệ luật sư tham gia bào chữa 

Luật Minh Gia có các phương thức liên hệ như sau:

- Liên hệ qua số Hotline: 0902.586.286

- Liên hệ qua Email: lienhe@luatminhgia.vn  

- Hoặc đến trực tiếp địa chỉ văn phòng:

- VP Hà Nội: Số 5 Ngõ 36 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

- VP TP HCM: A11-12 Lầu 11 Block A, Tòa nhà Sky Center, số 5B Phổ Quang, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

6. Tư vấn về Tội không tố giác tội phạm

Câu hỏi: Em muốn hỏi; Công an vào bắt bạn của em tôi có ma tuý trong phòng. Em tôi biết người này buôn bán ma tuý. Vậy em tôi có bị kết án là không tố giác tội phạm không. Và nếu có thì bị xử lý thế nào. Em xin chân thành cảm ơn luật sư.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội không tố giác tội phạm như sau:

“Điều 390. Tội không tố giác tội phạm

1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.”

Tội mua bán trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

“Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy

1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

...

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

...

4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

...

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Và Điều 251 Bộ luật Hình sự được quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 389 Bộ luật hình sự:

“Điều 389. Tội che giấu tội phạm

1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

...

e) Các điều 248, 249, 250, 251, 252 và 253, khoản 2 Điều 254, các điều 255, 256, 257 và 258, khoản 2 Điều 259;”

Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên, em bạn có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với hành vi không tố giác tội phạm.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo