Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Luật sư bào chữa Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng và mua bán trái phép vật liệu nổ

Vật liệu nổ là một vật liệu nguy hiểm. Nhà nước quy định nghiêm ngặt về vấn đề quản lý, sử dụng cũng như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn con người, xã hội. Theo đó, ngoài những chủ thể được pháp luật cho phép thì người nào thực hiện các hành vi chế tạo, tàng trữ, sử dụng…vật liệu nổ đều sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc cấu thành tội phạm theo Điều 305 Bộ luật hình sự. Theo đó, để giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về quy định hiện hành đối với Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng và mua bán trái phép vật liệu nổ cũng như các dấu hiệu cấu thành tội phạm và hình phạt áp dụng, Luật Minh Gia sẽ cung cấp những kiến thức liên quan thông qua bài viết dưới đây.

 1. Quy định pháp luật về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

Điều 305 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng và mua bán trái phép vật liệu nổ như sau:

Điều 305. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam;

c) Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn;

d) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

đ) Làm chết người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

h) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Thuốc nổ các loại từ 30 kilôgam đến dưới 100 kilôgam;

b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng rất lớn;

c) Làm chết 02 người;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Thuốc nổ các loại 100 kilôgam trở lên;

b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng đặc biệt lớn;

c) Làm chết 03 người trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

>> Luật sư bào chữa vụ án hình sự

Hotline: 0902.586.286

1.1. Cấu thành tội phạm

a) Chủ thể:

Chủ thể của tội này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đủ tuổi theo luật định (từ 16 tuổi trở lên).

b) Khách thể:

Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội, thông qua việc vi phạm trật tự quản lý nhà nước về chế tạo, sử dụng, vận chuyển, sử dụng, mua bán vật liệu nổ, xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác.

Đối tượng tác động của tội phạm này là vật liệu nổ. Vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ.

c) Mặt khách quan:

Hành vi khách quan của tội này được thể hiện thông qua các hành vi: chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.

Theo Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015, Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng và mua bán trái phép vật liệu nổ bao gồm các hành vi khách quan như sau:

+ Chế tạo các vật liệu nổ: là làm ra, chế biến, pha chế các chất để sản xuất các vật liệu nổ.

+ Tàng trữ các vật liệu nổ: là cất giữ trong người, nơi ở, nơi làm việc…các vật liệu nổ trái với quy định của nhà nước.

+ Vận chuyển trái phép các vật liệu nổ: là chuyển dịch, đưa các vật liệu nổ từ này đến địa điểm khác trái với quy định của nhà nước.

+ Sử dụng các vật liệu nổ: là hành vi mang ra sử dụng các vật liệu nổ trái với quy định của nhà nước.

+ Mua bán trái phép các vật liệu nổ: là đưa các vật liệu nổ ra mua bán trao đổi bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Các vật liệu nổ được nhà nước độc quyền quản lý, vì vậy mọi hành vi mua bán vật liệu nổ đều là trái phép.

+ Chiếm đoạt vật liệu nổ: là dùng vũ lực hoặc những thủ đoạn khác như lừa đảo, lén lút bí mật…để chiếm đoạt các vật liệu nổ.

d) Mặt chủ quan: 

Lỗi của người phạm tội này được xác định là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là trái với quy định pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

1.2. Hình phạt

Điều 305 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng và mua bán trái phép vật liệu nổ với 4 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung.

- Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

- Ba khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm; từ 07 năm đến 15 năm; từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng được quy định là:

+ Dấu hiệu về số lần phạm tội;

+ Khối lượng vật liệu nổ (thuốc nổ, phụ kiện nổ); 

+ Dấu hiệu về hậu quả của tội phạm (thiệt hại về tài sản; tổn hại, thiệt hại về người..)

Trong đó, cần chú ý đến các dấu hiệu “có số lượng lớn/ rất lớn/ đặc biệt lớn”.

- Khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là hình phạt phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

2. Quy trình Luật sư bào chữa tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng và mua bán trái phép vật liệu nổ tại Luật Minh Gia

Tại Luật Minh Gia, quy trình Luật sự tiến hành bào chữa theo yêu cầu của khách hàng được thực hiện như sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc về hành vi cướp biển từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáo.

Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng.

Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật nhằm phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.

Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự.

3. Liên hệ luật sư tham gia bào chữa về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng và mua bán trái phép vật liệu nổ

Mọi thắc mắc về dịch vụ luật sư bào chữa tội cướp biển quý khách vui lòng liên hệ qua các phương thức sau:

Cách 1: Liên hệ Hotline yêu cầu dịch vụ: 0902.586.286

Cách 2: Gửi Email: lienhe@luatminhgia.vn  

Cách 3: Đến trực tiếp địa chỉ văn phòng:

- VP Hà Nội: Số 5 Ngõ 36 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

- VP TP HCM: A11-12 Lầu 11 Block A, Tòa nhà Sky Center, số 5B Phổ Quang, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo