Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

LSBC Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự được hiểu là hành vi làm ra, cất giữ, chuyển dịch, bán hay mua để bán lại, cướp, bắt cóc nhằm chiếm đoạt, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp, tham ô, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.

 1. Quy định pháp luật về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự được quy định cụ thể tại Điều 304 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:

"1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

c) Làm chết người;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

d) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc có giá trị rất lớn.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;

d) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm."

>> Luật sư bào chữa vụ án hình sự

Hotline: 0902.586.286

1.1. Các yếu tố cấu thành tội phạm

a) Khách thể của tội phạm: 

Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là tội xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước đối với vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.

b) Mặt khách quan của tội phạm:

* Hành vi khách quan: 

- Chế tạo trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

Chế tạo trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là làm ra các loại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự dưới bất kỳ hình thức nào mà không được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Hành vi chế tạo vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự bao gồm làm mới hoàn toàn hoặc lắp ráp từ những bộ phận của loại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự này thành vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác cũng có tính năng tác dụng như vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.

- Tàng trữ trái phépvũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là cất giữ bất hợp pháp vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự ở bất cứ nơi nào như: Trong nhà ở; phòng làm việc; trụ sở cơ quan, tổ chức; phương tiện giao thông; trong túi quần áo, túi xách... mà không nhằm mục đích mua bán hay chế tạo trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác hoặc vận chuyển từ này đến nơi khác.

Nguồn gốc vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà người phạm tội tàng trữ không kể do nguồn gốc nào mà có như: được tặng, cho, đào được, nhặt được... Tuy nhiên, nếu người phạm tội cất giấu vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là vật chứng của vụ án nhằm che giấu tội phạm thì tuỳ trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự và tội che giấu tội phạm.

Thời gian cất giữ dài hay ngắn không có ý nghĩa xác định người phạm tội có tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự hay không.

Nếu tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác cho người khác mà biết rõ người này mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác đó thì hành vi cất giữ không phải là hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác mà là hành vi giúp sức người mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác với vai trò đồng phạm. Tuy nhiên, hành vi mua bán, vận chuyển đã được quy định trong cùng một điều luật nên việc xác định chính xác hành vi tàng trữ, hành vi vận chuyển hay hành vi mua bán chỉ có ý nghĩa trong việc định tội theo hành vi (một hoặc một số hành vi hay định tội theo hành vi đầy đủ).

- Vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

Vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác từ nơi này đến nơi khác, từ vị trí này sang vị trí khác, từ người này sang người khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác... bằng bất kỳ phương thức nào (trừ hình thức chiếm đoạt), nhưng đều không nhằm mục đích mua bán.

Nếu vận chuyển vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác hộ cho người khác mà biết rõ mục đích mua bán vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác của người ma mình nhận vận chuyển hộ thì người có hành vi vận chuyển đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác với vai trò giúp sức.

- Sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

Sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là dùng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự vào mục đích mà người sử dụng quan tâm như: dùng súng để săn bắt thú rừng, dùng lựu đạn để đánh cá dưới sông, dùng dùng máy bộ đàm để liên lạc với người thân, dùng xe quân sự để chở hàng thuê.v.v...

Nếu hành vi sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt của một tội phạm khác thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.

- Mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

Mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác là bán hay mua để bán lại; vận chuyển vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác để bán cho người khác; tàng trữ để bán lại hoặc để chế tạo ra vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác để bán lại trái phép; hoặc dùng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác để đổi lấy hàng hoá hay dùng hàng hoá để đổi lấy vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác.

Khi xác định hành vi mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác cần chú ý một số vấn đề sau:

+ Vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác mà người phạm tội có để bán cho người khác không phụ thuộc vào nguồn gốc do đâu mà có; không phụ thuộc vào vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác đó là thật hay giả, còn tác dụng hay đã mất tác dụng.

+ Trong trường hợp không chứng minh được mục đích bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà định tội là "tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác" hay tội "vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác" hoặc “tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác”.

+ Trong trường hợp người phạm tội vừa có hành vi chế tạo và kèm theo các hành vi khác như tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự  thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà định tội là “tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự ”; “vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất ma tuý”; “chiếm đoạt, mua bán trái phép chất vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự ” hay tội danh đầy đủ là “tàng trữ, vận chụyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự”.

- Chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

Chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là hành vi cướp, bắt cóc nhằm chiếm đoạt, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt, tham ô vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự .

Hành vi chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự cũng tương tự như hành vi chiếm đoạt tài sản, tức là người phạm tội phải có ý thức chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự ngay trước, trong khi thực hiện thủ đoạn phạm tội.

Cũng coi là chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự nếu người được trang bị vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự để huấn luyện, chiến đấu, để thực hiện nhiệm vụ trong thời gian công tác, khi xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ việc mà không giao nộp lại theo quy định của Nhà nước.

 Nếu người phạm tội không có ý thức chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc không chứng minh được ý thức chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà chỉ nhằm chiếm đoạt tài sản, nhưng sau khi chiếm đoạt được tài sản mới biết trong tài sản còn có vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự nhưng vẫn cất giữ, vận chuyển hoặc mua bán thì không bị coi là hành vi chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, mà tuỳ trường hợp cụ thể người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt tài sản (cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, trộm cắp tài sản...) và tội tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.

Nếu ngay sau khi chiếm đoạt tài sản người phạm tội mới biết trong tài sản có vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự và đem nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì không coi là hành vi chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà chỉ bị coi là chiếm đoạt tài sản.

Đồng thời, nếu mục đích ban đầu là chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự nhưng khi thực hiện hành vi chiếm đoạt thì lại không có vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà chỉ có tài sản thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (ở giai đoạn chưa đạt). Nếu người phạm tội không có mục đích rõ rệt là sẽ chiếm đoạt cái gì (cái gì cũng được) nhưng khi chiếm đoạt lại là vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự. 

* Hậu quả: Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Tức là, tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm chủ thể thực hiện một trong những hành vi khách quan nêu trên.

c) Chủ thể: 

Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đến một độ tuổi theo quy định của Bộ luật hình sự thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

d) Mặt chủ quan: Lỗi cố ý.

1.2. Hình phạt

Người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội với 04 khung hình phạt chính:

- Khung 1: Phạt tù từ 01 năm đến 07 năm khi phạm tội tại khoản 1 Điều này.

- Khung 2: Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm khi phạm một trong các trường hợp thuộc khoản 2 Điều này.

- Khung 3: Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm khi phạm một trong các trường hợp thuôc khoản 3 Điều này.

- Khung 4: Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân khi phạm tội tại khoản 4 Điều này.

- Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

2. Quy trình Luật sư bào chữa tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự tại Luật Minh Gia

Tại Luật Minh Gia, quy trình Luật sự tiến hành bào chữa theo yêu cầu của khách hàng được thực hiện như sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc về hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáo.

Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng.

Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật nhằm phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.

Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự.

3. Liên hệ luật sư tham gia bào chữa về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

Mọi thắc mắc về dịch vụ luật sư bào chữa tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự quý khách vui lòng liên hệ qua các phương thức sau:

Cách 1: Liên hệ Hotline yêu cầu dịch vụ: 0902.586.286

Cách 2: Gửi Email: lienhe@luatminhgia.vn  

Cách 3: Đến trực tiếp địa chỉ văn phòng:

- VP Hà Nội: Số 5 Ngõ 36 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

- VP TP HCM: A11-12 Lầu 11 Block A, Tòa nhà Sky Center, số 5B Phổ Quang, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Trân trọng! 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo