LS Xuân Thuận

Thời hạn tạm giữ đối với tội trộm cắp tài sản

Tôi có người em trai phạm tội trộm cắp tài sản, trước khi bị công an bắt em trai tôi đã tự giác ra đầu thú với gia đình bị hại. Trả lại gia đình bị hại tài sản do em tôi trộm cắp là 1 chiếc máy tính xách tay trị giá khoảng 7.5 triệu vnđ.

Yêu cầu tư vấn: Khi gia đình bị hại nhận được chiếc máy tính trên thì đã gọi công an vào bắt em tôi và từ lúc em tôi bị bắt đến nay thì  chưa có tin tức gì từ cơ quan chức năng thông báo về gia đình. Trước khi bắt công an không đọc lệnh bắt và cũng không có bất cứ giấy tờ gì thông báo tới gia đình. Vậy tôi xin hỏi LS công an bắt ngươì như vậy đã đúng luật chưa ạ.
 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự là biện pháp ngăn chặn do người có thẩm quyền áp dụng với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

 

Khi thực hiện lệnh bắt, người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt. Phải có đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt cư trú hoặc làm việc và người láng giềng chứng kiến.

 

Về thời hạn tạm giữ có quy định tại điều 118 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

 

“Điều 118. Thời hạn tạm giữ

 

1. Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.

 

2. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.

 

Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.

 

3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

 

4. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.”.

Như vậy, trường hợp của em trai bạn bị tạm giữ một thời gian, khi tiến hành bắt không có lệnh tạm giữ thì bạn cần lên chính quyền cấp xã hoặc trụ sở công an nơi thực hiện việc bắt giữ em trai bạn yêu cầu giải quyết. Nếu việc tạm giữ của cơ quan công an sai pháp luật thì cơ quan đại diện sẽ có quyết định. Trường hợp em trai của bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản thì việc đã ra đầu thú sẽ được xem là tình tiết giảm nhẹ khi xét xử.

 

Trân trọng!

Phòng luật sư tư vấn – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo