LS Nguyễn Phương Lan

Thời hạn tạm giam đối với tội cướp giật tài sản

Luật sư tư vấn về thời gian tạm giam đối với tội cướp giật tài sản . Nội dung tư vấn như sau:


Nội dung tư vấn: Chào luật sư, cho tôi hỏi: Tôi có chồng đang bị tạm giam về tội cướp giật đến hôm 24/6 vừa rồi là được 3 tháng vậy mà vẫn chưa có tin tức gì. Quý luật sư cho tôi hỏi như vậy thì bao lâu chồng tôi mới được đưa ra xét xử? Quy định pháp luật trường hợp chồng tôi thế nào, mong luật sư tư vấn. Tôi xin cảm ơn.
 

Trả lời: Chào chị, cảm ơn chị đã gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin được tư vấn về trường hợp này như sau:
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về thời hạn tạm giam như sau:

 

Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra

 

1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

 

2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

 

Việc gia hạn tạm giam được quy định nh¬ư sau:

 

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;

 

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;

 

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;

 

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

 

Bên cạnh đó, tội cướp giật được quy định trong Bộ luật hình sự 2015 như sau:

 

Điều 171. Tội cướp giật tài sản

 

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

 

a) Có tổ chức;

 

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

 

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

 

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

 

đ) Hành hung để tẩu thoát;

 

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

 

g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

 

h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

 

i) Tái phạm nguy hiểm.

 

Đối chiếu quy định trên thì tội cướp giật tài sản có thể là các loại tội là tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và vì chị chưa trình bày rõ về việc phạm tội của chồng chị nên rất khó có thể xác định chồng chị sẽ thuộc khoản nào của điều luật trên.

 

Cho nên, chị cần tìm hiểu thêm về hành vi phạm tội của chồng chị và đối chiếu với thời gian tạm giam trên để có thể xác định thời hạn tạm giam đối với trường hợp của chồng chị.

 

Về thời gian thụ lý vụ án, điều tra và chuyển hồ sơ từ giai đoạn điều tra đến giai đoạn xét xử: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thủ tục tố tụng được thực hiện qua các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Thời hạn thực hiện các giai đoạn này được quy định cụ thể trong các điều luật, tuy nhiên tùy thuộc vào tính chất phức tạp của vụ án mà thời hạn giải quyết có thể kéo dài hoặc rút ngắn do các sự kiện đình chỉ điều tra, trả hồ sơ điều tra bổ sung, hoãn phiên tòa,…

 

Về giai đoạn điều tra, Điều 172 – Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có quy định về thời hạn điều tra. Theo đó thời hạn điều tra được tính từ thời điểm khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra, với trường hợp vụ án của anh có thể kéo dài 2 -3 tháng và có thể gia hạn thêm.

 

Về giai đoạn truy tố, thời hạn quyết định việc truy tố thực hiện theo căn cứ tại Điều 240 – BLTTHS. Cụ thể, thời hạn ra quyết định truy tố kéo dài 20 -30 ngày, trường hợp cần thiết có thể ra hạn 10-20 ngày. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án. Trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày.

 

Về giai đoạn xét xử, thời hạn xét xử được quy định tại Điều 277 – BLTTHS. Theo đó, từ giai đoạn chuẩn bị xét xử đến khi mở phiên tòa kéo dài từ 45 ngày – 4 tháng.

 

Trân trọng!

Phòng luật sư tư vấn - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo