Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thời hạn tạm giam để điều tra theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự

Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo trong trường hợp luật định. Vậy, trong trường hợp nào thì cơ quan chức năng áp dụng biện pháp tạm giam? Thời hạn tạm giam để điều tra là bao lâu? Để tìm câu trả lời này, bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn như sau:

I. Tư vấn về tạm giam để điều tra theo quy định pháp luật

Để kip thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam…Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này, bạn có thể liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:

+ Các trường hợp áp dụng biện pháp tạm giam để điều tra;

+ Thời hạn tạm giam để điều tra;

+ Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấ, bạn vui lòng gửi câu hỏi tư vấn hoặc Gọi: 1900.6169, bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm tại tình huống mà Luật Minh Gia giải đáp dưới đây:

II. Thời hạn tạm giam để điều tra theo quy định pháp luật.

1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát:

a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

4. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điều tra thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.

5. Trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng. Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam quy định tại khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 01 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp đặc biệt đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia mà không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.

6. Trường hợp cần thiết đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 04 tháng; trường hợp đặc biệt không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.

7. Trong thời hạn tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người bị tạm giam phải được trả tự do. Trường hợp xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

 

---------------

Tham khảo tình huống pháp lý luật sư tư vấn trực tuyến qua tổng đài: 1900.6169 như sau:

 

Câu hỏi - Xác định tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?

Em có thắc mắc như sau mong được giải đáp ạ: Ví dụ: A đã bị kết án về tội cướp tài sản, chưa được xoá án tích mà nay lại phạm tội trộm cắp tài sản (khoản2 Điều 138) thì A bị coi là có tình tiết tái phạm hay tái phạm nguy hiểm. Việc xác định A bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm em đã biết cách xác định như thế nào rồi ạ, tuy nhiên có một chi tiết này em còn đang phân vân, đó là ví dụ A bị kết án theo điểm c khoản 2 điều 133 "tái phạm nguy hiểm", thì đối chiếu với điểm b khoản 2 Điều 49, A có bị coi là có tình tiết tái phạm nguy hiểm không a.?, nếu đúng thì khi làm bài phải có thêm 1 trường hợp giải thích cho điểm này đúng không ạ?

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

>> Tái phạm - tái phạm nguy hiểm theo quy định pháp luật?

>> Tái phạm trong luật hình sự được quy định thế nào?

Hiện tại bên Công ty chúng tôi không tư vấn về lý thuyết và chỉ tư vấn về tình huống thực tến, bên cạnh đó, vì anh/chị chưa nói rõ A bị truy cứu theo Khoản 2 Điều 133 là bị truy cứu lúc trước hay lúc sau nên nh/chị có thể tham khảo bài viết trên để xác định tái phạm và tái phạm nguy hiểm.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo