Trần Phương Hà

Thời điểm tội cướp giật tài sản được hoàn thành

Luật sư tư vấn về tội cướp giật tài sản, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Nội dung tư vấn như sau

 

Nội dung câu hỏi:E chào Ls E đang mắc vụ cướp giật tài sảnVụ1- một người bạn rũ rê thực hiện hành vi phạm tội khi e chở bạn đó đang trên đường đi làm về mặc dù lúc đầu e kiên định rằng không làm nhưng vì bạn đó có nói giúp bạn đó 1 lần và e đã đồng ý,e là người điều khiển phương tiện còn bạn đó là người trực tiếp giựt 1 giỏ sách nạn nhân là 2 người nữ có đuổi theo nhưng chỉ 1 đoạn ngắn và chúng e đã thoát giá trị tài sản gồm 1 sợi dây chuyền giả màu vàng 1 tờ 100đôla giả và 1 điện thoại màu đen hiệu asus sau khi gây án e đã chở bạn về nhà bạn ấy, còn e thì về nhà, bạn đó là người tiêu thụ tài sản trên bằng cách trao đổi điện thoại mà vừa gây án để đổi lấy ma tuý đá trị giá 800.000d và e đã không sử dụng 1 thứ gì về số tiền trên do cướp mà ra Vụ2- cách đó khoảng tầm trong tháng gây án lần thứ nhất e lại được bạn đó rũ đi vòng vòng sau khi đã chơi game vào lúc khoảng 1h cho tới 2h sáng e không nhớ rõ bạn đó thấy có một cặp 1 nam 1 nữ đi cùng chiều và đã bảo e chạy từ từ và bạn đó thực hiện hành vi cướp và người bị hại không đuổi theo củng không bị té ngã giá trị tài sản lần này thì lại không có gì giá trị mặc dù thực hiện hành vi cướp thành công sau đó tụi e về e sn 1995 bản thân e là người chưa tiền án,sự sau 2 vụ trên bạn đó đã được cơ quan chức năng điều tra bắt và tạm giam trong thời gian đang điều tra quá trình phạm tội của bạn đó e đã được mời lên và làm việc về 2 vụ án mà e đã trình bày cho Ls như trên,thì cơ quan không tạm giam e vì bạn đó gây thêm nhìu vụ án cướp mà không có sự tham gia của e bạn đó đã xem lại lời khai của e và đồng ý lời khai của e là đúng nên cơ quan điều tra có cho gia đình e bảo lãnh e về sau khi bắt e lên làm việc sau 24h mà không tốn mức phí nào và có nói còn điều tra thêm xẽ mời e lên làm việc khi cơ quan điều tra cần nhưng e chỉ bị mắc 2 vụ trên và e đã thành thật nhận tội và rất hối hận sau những gì mình đã làm Ls cho e hỏi vì đây là lần đầu e pham tội  vậy tội trạng của e nằm ỡ khung hình phạt như thế nào e mong Ls giải đáp giúp e 

 

Trả lời:  Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau

 

Theo những gì bạn trình bày , bạn sẽ chịu trách nhiệm về tội cướp giật tài sản theo Điều 171 Bộ luật hình sự năm 2015 về  Tội cướp giật tài sản “1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

 

a) Có tổ chức;

 

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

 

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

 

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

 

đ) Hành hung để tẩu thoát;

 

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

 

g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

 

h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

 

i) Tái phạm nguy hiểm.

….”

 

Đối với tội phạm này, tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm bạn có hành vi cướp giật tài sản, việc giá trị tài sản các bạn chiếm đoạt được chỉ  là yếu tố để quyết định khung hình phạt đối với các bạn.

 

Ban có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1, Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 với khung hình phạt từ 1-5 năm tù. Mức hình phạt cụ thể sẽ do Toàn án quyết định trên các tình tiết khác

 

Theo Điều 51 Bộ luật hình sự thì  Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự bao gồm  ”1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

 

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

 

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

 

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

 

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

 

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

 

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

 

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

 

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

 

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

 

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

 

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

 

m) Phạm tội do lạc hậu;

 

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

 

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

 

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

 

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

 

r) Người phạm tội tự thú;

 

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;

 

t) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;”

 

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

 

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

 

x) Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.

 

2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

 

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.”

 

Tuy nhiên, bạn có 1 tình tiết tăng nặng theo Điề 52 Bộ luật hình sự 2015 đó là “ a) Phạm tội có tổ chức;

g) Phạm tội 02 lần trở lên”

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
Luật gia / CV tư vấn: Phương Hà- Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo