LS Hồng Nhung

Quyền khám chữa bệnh của người bị tạm giam

Anh tôi phạm tội đánh bạc thì bị tạm giam tối đa là bao lâu? Hôm nay đã gần 4 tháng mà vẫn chưa xét xử.và hiện tại anh tôi bị bệnh thoát vị bẹn thì được hưởng quyền khám chữa bệnh như thế nào? Có phải đi bệnh viện là phải đóng tiền thế chân trong thời gian không có trong trại là 5 triệu đồng? Xin đi bệnh viện có phải đóng tiền mới được đi? Viện phí có phải là do trại giam trả?

 

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:

 

“Điều 321. Tội đánh bạc

 

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

 

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

 

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

 

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

 

d) Tái phạm nguy hiểm.

 

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

 

Vì bạn không cung cấp thông tin cụ thể về số tiền đánh bạc, tính chất vụ việc và nhân thân của người phạm tội, do đó, theo thông tin bạn cung cấp, anh bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc theo khoản 1 Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 với mức phạt là từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm (tương ứng với loại tội phạm ít nghiêm trọng) hoặc anh bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc theo khoản 2 Điều 321 Luật này với mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm (tương ứng với loại tội phạm nghiêm trọng). Ngoài ra, anh bạn còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

 

Thứ hai, về thời hạn tạm giam tối đa trước khi xét xử sơ thẩm

 

Theo quy định tại Điều 173, của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì tạm giam được áp dụng trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử. Thời hạn tạm giam bị can, bị cáo được quy định theo những căn cứ khác nhau phụ thuộc vào từng giai đoạn tố tụng, cụ thể:

 

- Trong trường hợp tội của anh bạn là tội ít nghiêm trọng: Thời hạn tạm giam tối đa trong các giai đoạn điều tra là 3 tháng, truy tố là 1 tháng và trước khi xét xử sơ thẩm là 45 ngày. Vì vậy, thời hạn tạm giam tối đa trước khi xét xử sơ thẩm trong trường hợp này là 4 tháng 15 ngày.

 

- Trong trường hợp tội của anh bạn là tội nghiêm trọng: Thời hạn tạm giam tối đa trong các giai đoạn điều tra là 5 tháng, truy tố là 1 tháng và trước khi xét xử sơ thẩm là 2 tháng. Vì vậy, thời hạn tạm giam tối đã trước khi xét xử sơ thẩm trong trường hợp này là 7 tháng 30 ngày.

 

Thứ ba, về chế độ chăm sóc y tế đối với người bị tạm giam

 

Căn cứ theo Nghị định 120/2017/NĐ-CP  hướng dẫn Luật thi hành tạm giữ tạm giam như sau:

 

 “Điều 7. Kinh phí khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc y tế và phòng chống dịch bệnh cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam

 

1. Tiền thuốc chữa bệnh thông thường cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam được cấp tương đương 02 kg gạo tẻ loại trung bình/01 người/01 tháng.

 

2. Kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam căn cứ theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh tật và được thanh toán theo định mức chế độ bảo hiểm y tế. Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam mắc bệnh nặng, kinh phí điều trị vượt quá định mức chi trả theo quy định của bảo hiểm y tế sẽ do ngân sách nhà nước bảo đảm, trừ trường hợp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam tự nguyện chi trả kinh phí điều trị bệnh.

 

3. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm thanh toán chi phí thực tế trong việc khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại bệnh xá, bệnh viện trong cơ sở giam giữ và các cơ sở y tế của Nhà nước.

 

4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với các cơ sở giam giữ trên địa bàn, tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam; xây dựng hoặc bố trí khu, buồng riêng để khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam, phòng trực của cán bộ quản lý phù hợp với điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh...”

 

Như vậy, theo quy định trên, anh trai bạn bị thoát vị thì sẽ được khám và điều trị tại bệnh xá của trại giam. Trường hợp bệnh của anh trai bạn là bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của bệnh xá của trại giam thì Giám thị trại giam sẽ chuyển anh trai bạn đến bệnh viện của Nhà nước để điều trị. Kinh phí khám, chữa bệnh của anh trai bạn sẽ do ngân sách nhà nước cấp, trại tạm giam có trách nhiệm thanh toán  với bệnh viện.

 

 

Trân trọng!

Cv. Dương Thị Nhung - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo