LS Dương Châm

Quy định về tội tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí

Việc cá nhân chế tạo, tàng trữ, sử dụng vũ khí với mục đích phòng thân thì có phạm tội không? Vũ khí tạo ra được xếp loại nào theo quy định của pháp luật hiện hành? Luật Minh Gia tư vấn các quy định về tội tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí như sau:

1. Tư vấn về chế tạo, tàng trữ, sử dụng vũ khí 

Thực tế hiện nay cho thấy nhiều người tự chế tạo, tàng trữ, sử dụng vũ khí với nhiều mục đích khác nhau. Do đó, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm mà người thực hiện hành vi có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải những vướng mắc liên quan đến vấn đề này, bạn cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật hoặc hỏi ý kiến luật sư tư vấn. Trường hợp không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi hỗ trợ tư vấn, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến vấn đề này bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để bảo vệ quyền lợi của mình.

2. Quy định tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí thế nào?

Câu hỏi:

Nhờ tư vấn giúp tôi thắc mắc về tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí như sau: Nếu tôi dùng cái hộp quẹt hình cây súng rulo chế tạo lại để làm công cụ hỗ trợ khi có sự cố xảy ra như ăn cướp - trộm cắp đột nhập vào nhà. Khi bị cơ quan chức năng phát hiện (không gây hậu quả nghiêm trọng) thì có bị vi phạm về tội tàng trũ vũ khí hoặc sử dụng trái phép không? Nếu vi phạm thì bị mức hình phạt ra sao? Cảm ơn luật sư tư vấn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Bộ luật hình sự quy định:

“Điều 230. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự 

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”

Điều 233. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ quy định như sau:

''1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”

Trong đó, theo quy định tại điều 3 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 thì:

- Vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

- Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ.

Công cụ hỗ trợ gồm:

a) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này;

b) Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

c) Các loại lựu đạn khói, lựu đại cay, quả nổ;

d) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khoá số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn;

đ) Động vật nghiệp vụ.

Trong trường hợp của bạn, bạn sử dụng hộp quẹt hình cây súng rulo chế tạo lại để làm công cụ hỗ trợ khi có sự cố xảy ra.Chiểu theo quy định trên thì đây không được coi là vũ khí thô sơ, vũ khí quân dụng hay các công cụ hỗ trợ. Do vậy bạn không vi phạm quy định tại điều 230, 233 nêu trên. 

----

3. Xử lý hành vi vận chuyển trái phép súng bắn bi thế nào?

Hỏi:

Luật sư ơi cho em hỏi: Em làm công nhân ở công ty , vào ngày 29 -11 em được anh ruột thuê với giá 300k chở 1 cây súng bắn bi (công cụ hỗ trợ) tới địa điểm để giao hàng cho khách khi tới nơi em bị công an ập vào bắt trong khi em chưa nhận tiền và ko có người nhận hàng . Khi về đồn em khai thật hết .CA xét người em thấy có 4 viên đạn thể thao (đạn thật nhưng ko có súng) xe và điện thoại CA tạm giữ . Em muốn hỏi luật sư em sẽ bị ghép vào tội gì ạ và mức độ xử phạt . tài sản có lấy về được không.

Trả lời:

Chào anh chị, đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự qua bài viết cụ thể sau đây: 

>> Tư vấn về tội mua bán trái phép công cụ hộ trợ (đèn pin chích điện)?

Căn cứ theo quy định tại Điều 306 Bộ luật hình sự 2015 về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ:

"1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
..."

Với hành vi vận chuyển súng bắn bi, nếu là lần đầu vi phạm thì chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên anh sẽ bị xử phạt hành chính theo Khoản 5 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

"5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

b) Sản xuất, sửa chữa các loại đồ chơi đã bị cấm;

c) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép vũ khí thể thao;

...."

Ngoài ra, đối với các tài sản bị tạm giữ như xe, điện thoại anh sẽ được hoàn trả lại.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo