Lại Thị Nhật Lệ

Nhờ tư vấn, gỡ rối trường hợp về tai nạn giao thông

Công ty tôi xuất hàng xuất khẩu vào buổi tối do cổng xưởng hơi nhỏ nên xe con't không thể đánh xe vào xưởng vì vậy có đỗ sát vào lề đường của Cty để xuất hàng trong quá trình xuất và hạ hàng xuống có tất cả là 3 người làm, 1 người lái xe nâng và 2 người phụ giúp xuống hàng và nâng hàng lên xe thời gian xảy ra tai nạn vào khoảng 20h30p.

 

 

Khi xuống hàng thì bao hàng cồng kềnh nên được 2 nhân viên đứng 2 đầu để quan sát chú ý cho xe lưu thông trên đường mà ko ảnh hưởng đến xe qua lại giao thông. Lúc đó nhìn lượng xe đã có khoảng cách an toàn nên 2 nhân viên hô cho xe chuyển hàng thì đít xe nâng quay vào cổng xưởng còn càng xe nâng và ba lét đã ra giữa lòng đường khi đó có 1 xe máy với 2 người ngồi trên xe người đầu tiên có đội mũ bảo hiểm và người ngồi thứ hai không đội mũ bảo hiểm cả hai đều sinh năm 97, giới tính là Nam, trong người có nồng cồn cao đi với tốc độ nhanh vượt qua chiếc xe taxi lao tới thì thấy có chướng ngại vật đang di chuyển như vậy nên họ đã không xử lý được tình huống và đã ngã rê khoảng cách là 19m (là do công an giao thông đo được) thì xe máy đã va chạm vào ba lét nên đập vào và làm chuyển hướng đường rê của xe, còn 2 người thanh niên rê ngay sau đó thì khi xe máy va chạm với ba lét thì hàng hóa (là các bao thành phẩm dùng đựng gạo, cát, đất, hoa quả....) của Cty đã rơi xuống đồng thời 2 người dê ngay sau thì nằm luôn dưới mấy bó hàng.Sự việc xảy ra như vậy người ngồi lái xe nâng phải lùi xe lại và tắt máy xuống bốc hàng lại vào ba lét để cứu người. Khi ấy trong 2 người thanh niên đó 1 người không đội mũ bảo hiểm xe máy bất tỉnh ngay tại chỗ còn 1 người còn tỉnh nhưng cũng nặng. và Cty có đưa 2 người thanh niên đó đến bệnh viện Thị xã gần nhất để cấp cứu nhưng khi đến đó thì đã được các nhân viên và bác sỹ của viện đưa luông xuống Bệnh Viện Việt Đức của Hà Nội để cấp cứu. Còn về phía những người ở lại thì đợi công an giao thông đến làm việc và lấy những lời khai làm chứng ở hiện trường và ghi lại những dấu vết ở hiện trường xảy ra sự việc. Khi tai nạn xảy ra thì có duy nhất là người lái taxi làm chứng vì người đó chính là người lái xe đang đi phía trước của xe máy hai người đó khi đó xe máy vượt lên thì xe taxi cũng đi ngay đằng sau.

Kết quả là: Xe máy của 2 thanh niên trở nhau thì bị vỡ hết vỏ trước và yếm xe. Còn cả ba người đang xuất hàng không bị sao. Còn 2 người thanh niên thì người không đội mũ bảo hiểm đã mất ngay ngày hôm sau.(Cty chúng tôi có đến thăm hỏi và động viên người nhà ngay ngày hôm sau có hỗ trợ cho người mất là 10tr ). Còn người đội mũ bảo hiểm hiện vẫn đang điều trị tại Bệnh Viện Việt Đức của Hà Nội Khi tai nạn xảy ra thì có duy nhất là người lái taxi làm chứng vì người đó chính là người lái xe đang đi phía trước của xe máy hai người đó khi đó xe máy vượt lên thì xe taxi cũng đi ngay đằng sau.

Vậy tôi nhờ các chuyên gia tư vấn giúp xem như vậy thì anh lái xe nâng của Cty chúng tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự gì không? Và Nếu do kích động mà gia đình người có người mất làm đơn kiện thì tính chất sự việc có nghiêm trọng gì không? Và Công ty chúng tôi phải làm gì? Hiện nay xe nâng của Cty chúng tôi đang phải để xe nâng ở phường . Cảm ơn Luật Minh Gia trước nhé!

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

 

Căn cứ theo Điều 260 bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như sau:

 

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

 

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

 

a) Làm chết người;

 

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

 

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

 

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

 

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

 

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

 

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

 

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

 

đ) Làm chết 02 người;

 

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:

 

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

 

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

 

a) Làm chết 03 người trở lên;

...”

 

Do đã có hậu quả chết người xảy ra và người điều khiển xe có hành vi lấn chiếm lòng đường nên nếu hành vi vi phạm của người này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả chết người thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên.

 

Cơ quan điều tra sẽ căn cứ vào hành vi, mức độ vi phạm và mối quan hệ nhân quả của hành vi vi phạm và hậu quả chết người xảy ra để xác định người lái xe có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không.

 

Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

 

Điều 598, Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

 

“Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

 

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

 

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

 

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

 

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

 

4. Thiệt hại khác do luật quy định.”

 

“Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

 

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

 

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

 

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

 

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

 

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

 

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

 

Như vậy, theo quy định trên công ty bạn và gia đình người bị hại có thể thỏa thuận hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền quyết định mức bồi thường hợp lý trong từng trường hợp cụ thể căn cứ vào mức độ lỗi và hành vi vi phạm của hai bên. Gia đình người chết và người bị thương có quyền khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị xâm phạm về tính mạng và sức khỏe. Tòa án sẽ căn cứ vào tình tiết vụ án, mức độ lỗi, hành vi vi phạm của hai bên để xác định mức bồi thường tương ứng theo quy định trên.

 

Trân trọng!

Cv: Vũ Nga - Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo