Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Nhặt được ví tiền của người khác nhưng không trả lại xử lý thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Xin chào ? Tôi có 1 câu hỏi này muốn hỏi Luật Minh Gia ạ. Trường hợp là bây giờ tôi là chủ của 1 tàu chở khách du lịch trên biển. Có 1 lần có 1 khách du lịch đi trên thuyền bảo đánh rơi ví tiền trên thuyền của tôi và khi thuyền vào bờ tôi có zin phép các hàng khách và cho kiểm tra từng khách một. Khi đó kiểm tra được 1 khách nhặt được ví của người khách kia mất.

 

Vị khách này không trả và bảo là do lỗi của người khách kia. Mà trên ví của đầy đủ giấy tờ của vị khách mất kia và người này bảo không trả vậy ai đung ai sai và tôi xin phép khám xét từng vị khách trên tàu là đúng hay sai và người nhặt được kia thì sai hay ntn. Xin hết. Mong được sự tư vấn giúp đỡ ạ. Không tôi không biết phải làm ntn mà vđề này khiến tôi thấy khó chịu cho ng khách bị mất kia quá ạ. Xin cảm ơn. 

 

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Việc anh/chị xin phép các hành khách trên tàu để kiểm tra về việc mất ví này mà được sự đồng ý của các hành khách trên tàu thì hoàn toàn hợp pháp. Còn việc người khách nhặt được ví bị rơi đó nhưng không trả lại thì có thể xem xét người đó đã vi phạm về việc chiếm giữ trái phép tài sản của người khác. 

 

Tại Điều 176 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:

 

" Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

 

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

 

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản tộ giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm...."

 

Theo đó, nếu tài sản chiếm giữ có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên thì người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Chiếm giữ trái phép tài sản. Trường hợp số tiền dưới 10 triệu thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

 

"Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

...

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

...

e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

..."



Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo