Lại Thị Nhật Lệ

Nhân viên kinh doanh lấy tiền bán hàng của công ty thì phạm tội gì?

Tội tham ô tài sản là gì? Các yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản? Trường hợp nhân viên kinh doanh lấy tiền bán hàng của công ty thì giải quyết như thế nào? Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự người đó với tội tham ô tài sản hay không? Mức hình phạt với tội tham ô tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự?

1. Luật sư tư vấn về tội tham ô tài sản

Tham ô tài sản là một trong những hành vi nguy hiểm cho xã hội, đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay thì kinh tế là lĩnh vực luôn tiềm ẩn khả năng tham ô lớn. Bởi ở đó, lợi ích vật chất được xác định là động lực thúc đẩy mạnh mẽ hành vi tham ô tài sản. Thực tiễn cho thấy, tội phạm tham ô có quy mô ngày càng lớn, với mức độ phức tạp, tinh vi và tổ chức chặt chẽ, các bị cáo thường là các cán bộ có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước.

Mặc dù là tội phạm diễn ra phổ biến nhưng trên thực tế không phải ai cũng nắm rõ được yếu tố cấu thành của tội tham ô tài sản như: khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan của tội phạm. Đặc biệt, việc xác định chủ thể của tội tham ô tài sản cực kỳ quan trọng bởi người đó phải là người có chức vụ, quyền hạn và có trách nhiệm quản lý đối với tài sản mà họ chiếm đoạt. Nếu xác định không đúng tư cách của người có trách nhiệm đối với tài sản mà họ chiếm đoạt thì dễ nhầm lẫn với các tội phạm có tính chất chiếm đoạt khác như tội trộm cắp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,…Do đó, để có để xác định hành vi của một người có cấu thành tội tham ô tài sản hay không thì phải tìm hiểu kỹ quy định của Bộ luật hình sự cũng như phân tích, hiểu rõ hành vi của người đó có thoả mãn yếu tố cấu thành tội phạm hay không. Trường hợp bạn thấy khó khăn trong việc xác định cấu thành tội tham ô tài sản nói riêng, các tội phạm khác theo quy định của Bộ luật hình sự nói chung thì bạn có thể gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia hoặc gọi Hotline1900.6169 để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Nhân viên kinh doanh lấy tiền bán hàng của công ty thì phạm tội gì?

Câu hỏi: Hiện nay ở Công ty tôi đang có một sự việc là nhân viên kinh doanh sau khi thu tiền bán hàng, lấy tiền đó chi tiêu cá nhân và không chuyển về công ty. Đến nay không còn khả năng trả lại cho công ty. Tuy nhiên nhân viên đó không bỏ trốn, vẫn ở nhà, tiền thì không có trả, hứa hẹn nhiều lần vẫn không trả.

Vậy cho tôi hỏi: Nhân viên đó bị khép vào tội danh nào? Tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản? hay tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản? hay tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Ghi chú: Tất cả các chứng cứ có liên quan đến việc nhân viên nhận tiền tại đại lý đều có thể hiện trên sổ của đại lý, mặt khác nhân viên đó cũng đã ký xác nhận là đã lấy tiền của công ty với số tiền trên 300 triệu đồng. Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư. Xin chân thành cám ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Do những thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ do đó chúng tôi chưa thể xác định chính xác người nhân viên này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm cụ thể nào. Tuy nhiên, với những thông tin này chúng tôi bước đầu xác định người nhân viên này đang có dấu hiệu của tội tham ô tài sản.

Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định về Tội tham ô tài sản như sau:

“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm…”

Trong trường hợp này, có thể thấy người nhân viên trong trường hợp này có quyền hạn thu tiền của khách hàng và mang khoản tiền đó về cho công ty tuy nhiên họ đã lợi dụng quyền hạn đó và chiếm đoạt tài sản của công ty. DO đó, có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự với họ về tội tham ô tài sản.

Theo quy định của bộ luật hình sự thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là bằng thủ đoạn gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác, do đó trong trường hợp này hành vi của người bán hành chưa phù hợp để truy cứu về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội có hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Hành vi của người nhân viên trong trường hợp này cũng không đủ yếu tố để cấu thành tội này.

Công ty bạn có thể trình báo hành vi này của người nhân viên đến phía cơ quan công an để đề nghị họ điều tra, xem xét và xác định hành vi phạm tội cụ thể.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo