LS Vy Huyền

Nguy hiểm từ việc giao dịch không có hợp đồng dân sự

Luật sư tư vấn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi không có bằng chứng về hợp đồng dân sự giữa hai bên.

 

Nội dung cần tư vấn:

Chào luật sư, Tôi có 1 người cô do tin tưởng đối tác mới quen, nên đã hùn vốn là 250 triệu để mua lúa chà gạo bán (không có giấy tờ về việc hùn vốn giữa 2 người). Nhưng sau 1 thời gian khá lâu không thấy bên kia trả lời về số lúa, gạo gì cả. Thấy nghi ngờ và yêu cầu giao lại số tiền đã đưa nhưng bên kia từ chối liên tục nói là đã xử dụng số tiền đó mua lúa hết rồi phải chờ giá gạo tăng mới chà và bán đc. Nhưng đã quá hơn 3 tháng bên kia vẫn trả lời như thế! Tiền thì không trả mà lúa gạo thì cũng không thấy đâu.

Vậy cho tôi hỏi như thế có phải là chiếm đoạt tài sản và tôi có thê ̉kiện lấy lại số tiền đó không? quy định trường hợp này thế nào? xin cảm ơn luật sư.
 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thông tin bạn cung cấp chưa đủ để chúng tôi xác định đối tác của cô bạn có dấu hiệu của tội phạm hay không. Tuy nhiên, dựa trên nghi vấn của cô bạn mà gia đình bạn có thể trình báo sự việc với cơ quan công an để điều tra làm rõ sự việc. Để xác định tội danh của người này, phụ thuộc vào thời điểm họ có mục đích chiếm đoạt tài sản. Trường hợp ngay khi hợp tác với cô bạn, người đó đã có ý định chiếm đoạt số tiền 250, lừa dối cô bạn về kế hoạch làm ăn nhưng thực chất là muốn chiếm đoạt tài sản ngay từ ban đầu thì hành vi này có đủ căn cứ cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 – Bộ luật Hình sự 2015:

 

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

 

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

 

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

 

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

 

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

Ngoài ra, nếu ban đầu người này vẫn có thiện chí hợp tác làm ăn với cô bạn, nhưng sau đó mới phát sinh ý định chiếm đoạt tài sản thì tội danh được xác định là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 175 như sau:

 

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

 

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

 

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản

.

3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.


Trường hợp của cô bạn, tuy không có giấy tờ về việc hùn vốn, nhưng cũng có thể coi là đã giao kết một hợp đồng bằng hình thức lời nói. Bên cạnh đó, khi được hỏi về số tiền thì bên kia luôn trả lời một cách vòng vo và không rõ ràng, có yếu tố gian dối nhằm chiếm đoạt số tiền trên. Do vậy bạn có thể yêu cầu cô mình chuẩn bị bằng chứng và viết đơn yêu cầu khởi tố lên Tòa án để đòi lại quyền lợi cho gia đình mình.

 

Trân trọng!
Luật gia: Trần Hoàng Việt – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo