Phương Thúy

Người phạm tội tự nguyện thực hiện việc bồi thường thiệt hại

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi cưỡng đoạt tài sản người khác là bao lâu? Khi bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang có buộc phải cần lệnh bắt giữ người không? Tội cướp giật tài sản có thể không bị truy tố trách nhiệm hình sự nếu bên bị hại rút đơn hay không? Trên đây là một vài thắc mắc mà chúng tôi nhận được trong thời gian qua liên quan đến lĩnh vực hình sự mà thông qua đó chúng tôi muốn chia sẻ kiển thức pháp luật với quý khách hàng.

1. Luật sư tư vấn.

Chúng tôi không thể phủ nhận được sức nóng của lĩnh vực hình sự bởi sự liên quan mật thiết giữa các quy đinh pháp luật của lĩnh vực này đối với sự an toàn xã hội. Do đó và cần sự trợ giúp đội ngũ luật sư, đừng ngần ngại hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc liên lạc theo hotline 1900.6169 để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý như:

- Tư vấn về xác định loại tội phạm và thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

- Tư vấn về thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm, kháng nghị đối với bản án phúc thẩm

- Tư vấn về quyền được bồi thường về tính mạng, tài sản khi bị xâm phạm.

Để minh họa cho trường hợp này, chúng tôi xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

2. Người phạm tội tự nguyện thực hiện việc bồi thường thiệt hại.

Chào luật sư ! Tôi có người em phạm tội lừa đảo với số tiền chiếm đoạt dười 500 triệu. Hiện nay e tôi đang bị tạm giam. Người nhà đã khắc phục hậu quả cho người bị hại là 450 triệu, bên công an họ yêu cầu người nộp tiền lên cơ quan công an, khi nộp tiền thì không có biên lai gì từ cơ quan công an mà chỉ là tờ giấy ghi nộp số tiền 450 triệu để khắc phục hậu quả và ký tay của điều tra viên(ko có dấu từ cơ quan). Vậy cho tôi hỏi: với cách nộp tiền như vậy cơ quan công an có làm đúng không? Số tiền người nhà khắc phục cơ quan công an không trả trước khi xử mà nói sẽ trả sau khi xử có đúng không ? Mong luật sư tư vấn giúp

Trả lời tư vấn: Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi xin trả lời tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP về tình tiết "người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả" quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 của BLHS":

“…

c. Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận, nếu số tiền, tài sản đó đã được giao cho cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác quản lý để thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;

Bị cáo tự nguyện dùng tiền để bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra. Bị cáo hoặc người nhà của bị cáo trực tiếp thỏa thuận về mức bồi thường và số tiền bồi thường được giao cho người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Chỉ trong trường hợp người bị hại từ chối nhận số tiền đó thì bị cáo mới giao cho cơ quan tiến hành tố tụng (bên công an, điều tra viên). Và số tiền này cần giao cho người bị hại trước khi xét xử để được xem là hành vi đã bồi thường, khắc phục hậu quả.

Trong trường hợp, người nhà bạn chưa thỏa thuận với người bị hại hoặc đã thỏa thuận mà người bị hại đồng ý nhận mức tiền bồi thường thì hành vi của điều tra viên yêu cầu nộp tiền là trái quy định của pháp luật. Người nhà bạn có thể khiếu nại hành vi của điều tra viên đến thủ trưởng cơ quan điều tra nơi điều tra viên đang công tác.

Theo quy định tại Điều 475 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với điều tra viên, phó thủ trưởng và thủ trưởng cơ quan điều tra như sau:

“1. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trừ khiếu nại về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam do Thủ trưởng Cơ quan điều tra xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Thủ trưởng Cơ quan điều tra thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp là quyết định có hiệu lực pháp luật.”

Trong trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện Kiểm sát cùng cấp. Có thể hiểu Viện Kiểm sát sẽ giải quyết việc khiếu nại khi nhận được yêu cầu khiếu nại.

Trường hợp người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận số tiền bồi thường thì số tiền đó cần được giao cho cơ quan tiến hành tố tụng (trong đó có cơ quan điều tra). Vì bên bị hại từ chối nên khi giao cho cơ quan tố tụng sẽ được xem xét là người phạm tội tự nguyện bồi thường thiệt hại và là một tình tiết giảm nhẹ theo Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi năm 2017.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo