Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Người làm chứng theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự

Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. Luật sư sẽ tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn về tố tụng hình sự.

Song song với Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự có nhiệm vụ bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này hoặc bất kì vấn đề nào củapháp luật, đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi qua hotline 1900.6169 để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý như:

- Tư vấn về các biện pháp thay thế cho biện pháp tạm giam, điều kiện thực hiện biện pháp thay thế.

- Giải đáp thắc mắc về biện pháp cưỡng chế theo quy định tố tụng hình sự.

- Tư vấn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam

- Giải đáp về trình tự, thủ tục tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Để làm rõ hơn về vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

2. Người làm chứng theo quy định tố tụng hình sự.

Người làm chứng được quy định cụ thể tại Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, chi tiết như sau:

1. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

2. Những người sau đây không được làm chứng:

a) Người bào chữa của người bị buộc tội;

b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.

3. Người làm chứng có quyền:

a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

b) Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;

d) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.

4. Người làm chứng có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;

b) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.

5. Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngạikhách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

6. Cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc hoặc học tập có trách nhiệm tạo điều kiện để họ tham gia tố tụng.

----------------

Tham khảo tình huống luật sư tư vấn pháp luật Dân sự trực tuyến qua tổng đài: 1900.6169 như sau: 

Câu hỏi - Tư vấn thắc mắc về trường hợp không thực hiện nghĩa vụ trả nợ

Tôi có cho người bạn mượn số tiền là 280tr đồng, hình thức cho vay theo lãi suất ngân hàng, thời hạn vay là 1 tháng. Nhưng đã 6 tháng qua bên vay ko trả lại tiền cho tôi và trốn tránh  không liên lạc được, tôi có làm giấy vay tiền có chữ ký của 2 bên (mẫu giấy vay tôi load trên internet). Vậy xin cho tôi hỏi  tôi có thể  nhờ pháp luật lấy lại tièn đc không, tôi có thể kiện theo hướng lừa đảo chiếm đoạt tài sản được không, và người vay có phải đi tù không, trường hợp họ trốn có bị cơ quan công an truy nã hay không. Xin chân thành cảm ơn quý luật sư. Mong sớm đc phúc đáp ạ.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định: 

"Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

..."

Theo đó, nếu bên vay tiền không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ thì anh/chị có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bên vay cư trú để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: "Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình".

Về việc không trả nợ có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không, vấn đề này chúng tôi đã có bài viết tư vấn tương tự, anh/chị có thể tham khảo tại đây: Vay tiền của người khác không trả có phạm tội không?

Về việc truy nã, Khoản 1 Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: "1. Khi bị can trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can".

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo