Luật sư Trần Khánh Thương

Người bị hại có phải làm đơn yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm hay không?

Kính gởi quý công ty, cho tôi hỏi trường hợp: Vào ngày 16/6/2015, chồng của cô tôi đánh chết bà nội tôi và đánh cô tôi bể đầu gãy tay. Khi gây án trong tình trạng tỉnh táo. Hiện tại người gây án đang bị tạm giam. Vây gia đình chúng tôi có cần làm đơn yêu cầu xử lý hình sự không? Mức án đối vợi vụ án là bao nhiêu năm hay chung thân hay tử hình. Gia đình chúng tôi sẽ không làm đơn xin giảm nhẹ hình phạt, mong luật sư tư vấn. Trân thành cảm ơn

 

Người bị hại có phải làm đơn yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm hay không?
 


Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
 
Thứ nhất, về việc có cần làm đơn yêu cầu xử lý hình sự hay không.
 
Theo thông tin mà bạn cung cấp, hành vi của chú bạn có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Cụ thể là có dấu hiệu của tội giết người và tội cố ý gây thương tích. Trong hai tội này thì chỉ có tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 104 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là tội được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại.
 
Theo quy định của pháp luật, hành vi giết người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà không cần có đơn yêu cầu; hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Các trường hợp còn lại (khoản 2, 3, 4 Điều 104 BLHS) bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà không cần đơn yêu cầu.
 
Với nguyện vọng của gia đình bạn như trên, theo chúng tôi, nếu cô bạn có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên thì gia đình nên làm đơn yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này.  Còn với hành vi giết người thì đương nhiên bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà không cần gửi đơn yêu cầu.
 
Thứ hai, về hình phạt có thể được áp dụng đối với các hành vi trên. Bộ luật hình sự quy định:
 
Điều 93. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

A) Giết nhiều người;

B) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

C) Giết trẻ em;

D) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

Đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

E) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

G) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

H) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

I) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

K) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

L) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

M) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

N) Có tính chất côn đồ;

O) Có tổ chức;

P) Tái phạm nguy hiểm;

Q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
  
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

A) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

B) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

C) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

D) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

E) Có tổ chức;

G) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

H) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

I) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

K) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
 
Theo đó, tuỳ mức độ của hành vi và các tình tiết định khung, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà Toà án quyết định hình phạt cụ thể đối với từng tội phạm.
 
Nếu cùng lúc phạm nhiều tội thì hình phạt của người phạm tội được tính như sau:
 
Điều 50. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

Khi xét xử cùng một lần một người phạm nhiều tội, Toà án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:

1. Đối với hình phạt chính :

A) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn;

B) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành một ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

C) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;

D) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;

Đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

E) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.

2. Đối với hình phạt bổ sung:

A) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

B) Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.
 
 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Người bị hại có phải làm đơn yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm hay không?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
Luật gia: Trần Thương - Công ty Luật Minh Gia


Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan
>>  Tư vấn pháp luật hình sự
>>  Tư vấn pháp Luật Hình sự miễn phí qua Email
>>  Dịch vụ luật sư tham gia tố tụng vụ án hình sự
>>  Luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự
>>  Luật sư tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi cho người bị hại, người liên quan
 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo