Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự bao gồm những ai? Điều kiện để cá nhân được công nhận là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hị hại, đương sự? Luật Minh Gia xin tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự và được Toà án đồng ý. Người đó có thể là luật sư, trợ giúp viên pháp lý,… người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước hết phải là người am hiểu pháp luật. Bởi lẽ chỉ khi hiểu rõ về quy định pháp luật thì họ mới có thể bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp cho đương sự một cách tốt và thành công nhất. Ngoải ra, người đó còn phải đáp ứng đủ các điều kiện tham gia tố tụng hình sự theo quy định pháp luật.

Nếu bạn đang gặp phải vướng mắc liên quan đến vấn đề người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, đương sự, bạn cần tham khảo các quy định pháp luật tố tụng hình sự hoặc ý kiến của luật sư có chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến tố tụng hình sự, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169, để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây để có thêm kiến thức về pháp luật.

2. Quy định pháp luật về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, đương sự theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự được quy định cụ thể tại Điều 84 Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, chi tiết như sau:

1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người được bị hại, đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

2. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể là:

a) Luật sư;

b) Người đại diện;

c) Bào chữa viên nhân dân;

d) Trợ giúp viên pháp lý.

3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có quyền:

a) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

b) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

c) Yêu cầu giám định, định giá tài sản;

d) Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người mà mình bảo vệ; đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của bị hại và đương sự sau khi kết thúc điều tra;

đ) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; xem biên bản phiên tòa;

e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

g) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

h) Kháng cáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có nghĩa vụ:

a) Sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án;

b) Giúp bị hại, đương sự về pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo