Luật sư Việt Dũng

Muốn tố giác tội phạm thì báo tại cơ quan nào?

Xin chào luật sư : Có vấn đề này mong luật sư tư vấn giúp tôi thủ tục để làm đơn đến cơ quan điều tra về hành vi bạo lực gia đình Sự việc như sau : Giả sử vợ chồng đã kết hôn và đã có con chung, nhưng sự việc gần đây người chồng thường xuyên tụ tập nhậu với đám bạn

 

... sau khi nhậu xong thì thường xuyên đánh đập vợ con và đỉnh điểm là gần đây người vợ bị chồng đánh và phải nhập viện để điều trị, người vợ quyết định làm đơn tố cáo lên cơ quan điều tra về hành vi đánh người mất nhân tính kia. Vậy kính mong luật sư tư vấn những thủ tục và giấy tờ liên quan theo quy định để đâm đơn lên cơ quan điều tra để làm rõ hành vi kia 1 cách chính xác và đầy đủ thủ tục cần thiết. Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, với vụ việc của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, theo quy định tại điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về tố giác, tin báo về tội phạm như sau:

 

1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

 

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

 

3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

 

4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

 

5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

 

Đồng thời tại điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định về thẩm quyền giải quyết việc tố giác tội phạm như sau:

 

1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

 

2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

 

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

 

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

 

3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

 

a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

 

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;

 

c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

 

Như vậy từ những quy định trên đối chiếu vào trường hợp của bạn, bạn có thể làm đơn trình báo tội phạm ra cơ quan công an xã, phường hay cấp quận, huyện, Viện kiểm sát quận, huyện, tố giác người chồng em bạn đánh có hành vi đánh đập, cố ý gây thương tích cho em bạn. Đồng thời bạn cũng có thể ra cơ quan công an xã phường tố giác người chồng này không cần thông qua văn bản mà tố giác bằng lời nói.

 

Sau khi nhận được tin tố giác tội phạm trong thời hạn 20 ngày nhận được yêu cầu tố giác tội phạm  Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như thu thập thông tin, tài liệu,…để kiểm tra, xác minh vụ việc  ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tố giác tội phạm.

 

Khi gửi đơn tố giác tội phạm bạn có thể gửi kèm các tài liệu chứng cứ liên quan để chứng minh hành vi phạm tội của người chồng của em bạn như xác nhận của hàng xóm về việc anh này có hành vi đánh đập chị này, hoặc bệnh án, hồ sơ khám bệnh của người em bạn khi nằm viện điều trị do bị người chồng đánh đập,… Trường hợp khác nếu bạn không gửi kèm đơn tố giác tội phạm thì khi cơ quan có thẩm quyền điều tra, thu thập tài liệu bằng chứng chứng minh hành vi phạm tội thì lúc này chứng cứ bạn đưa ra có thể là các giấy tờ đã nêu hoặc lời khai của người làm chứng như những người hàng xóm,….để từ đó có bằng chứng xác đáng để chứng minh hành vi vi phạm pháp luật của anh chồng.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Hà Tuyền - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo