Luật sư Việt Dũng

Thủ tục thực hiện giám định dấu vân tay như thế nào?

Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định là biện pháp thu thập chứng cứ được quy định tại BLTTHS 2015. Đương sự hoặc người đại diện của đương sự có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

1. Tư vấn về hình sự và vấn đề trưng cầu giám định

Trong quá trình điều tra, dấu vấn tay là một trong những manh mối quan trọng. Sử dụng cơ sở dữ liệu sinh trắc học, cảnh sát có thể tìm ra nghi phạm nhờ vân tay thu thập được tại hiện trường. Tùy điều kiện thực tế mà phương pháp lấy vân tay sẽ khác nhau để đảm bảo không xảy ra sai sót. Theo quy định BLTTHS 2015 thì đương sự có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền giám định vân tay để điều tra, xác định dấu hiệu tội phạm.

Nếu bạn đang gặp phải vướng mắc liên quan đến vấn đề này, bạn cần tham khảo các quy định pháp luật về hình sự hoặc ý kiến của luật sư có chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến hình sự, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây để có thêm kiến thức về pháp luật.

2. Muốn thực hiện giám định dấu vân tay thì phải làm như thế nào?

Nội dung tư vấn như sau:

Ngày thứ 5 5-4-2018 nhóm chúng tôi gồm một nhóm sinh viên thực tập có tổ chức ăn uống liên hoan tại cơ quan mà không có người phụ trách. 11h30 tôi có mở ví tiền để trả bạn tiền và thấy tiền vẫn còn nguyên. Tuy nhiên sau khi tan làm và về nhà, khoảng 16h30 có 1 bạn trong nhóm đã thông báo lên nhóm fb rằng bạn bị mất tiền - 4 triệu đồng, tôi cũng có kiểm tra ví của mình thì nhận thấy tiền trong ví của tôi cũng đã biến mất - 2 triệu 500 nghìn. khoảng thời gian từ 11h30 đến 16h30 tôi không còn đụng vào ví của mình thêm 1 lần nào nữa. tôi có báo lên nhóm rằng mình cũng bị mất tiền. trong nhóm có 2 người mất sự việc đã trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. chúng tôi đã cùng nhau thống nhất 2 người mất để lại số tài khoản ngân hàng và cho người lấy đến 21h cùng ngày cách 1 là phải chuyển tiền đã lấy vào tài khoản của cả 2, hoặc cách 2 nhắn tin riêng của 1 trong 2 người mất và sẽ không bị lộ danh tính ai là người lấy. tuy nhiên đến 21h không thấy có ai nhận rằng mình là người lấy, chúng tôi quyết định báo cho cô phụ trách ở cơ quan, và cô dặn sáng thứ 6 6-4 tất cả đều phải có mặt để giải quyết vấn đề. điều không may ở đây là do chúng tôi mới chuyển địa điểm cơ quan nên chưa thể lắp camera để kiểm tra được.ở đây có cả cô, chúng tôi đã họp và cho hạn là 12h ngày t6 6-4 chỉ cần nhắn tin riêng cho cô với cấu trúc "Em là X, em đã trót dại lấy tiền của bạn" thì cô sẽ chỉ thông báo là đã có người nhận, tiền sẽ đến tay 2 người mất sau, và đảm bảo rằng danh tính người lấy sẽ chỉ có mình cô biết.sinh viên chúng tôi đã họp lại với nhau và bắt đầu nảy sinh ra một trường hợp mới: đó là có thể một trong hai người làm mất đang nói dối rằng mình bị mất tiền và chỉ có một người bị hại.hiện tại do tôi bị mất tiền nên tôi cũng thuộc diện tình nghi số 1, nhưng với chiếc ví của bạn kia tôi chưa baoh được nhìn thấy và cũng chưa bao giờ biết rằng ngày t5 bạn có 4 triệu trong ví. còn số tiền 2 triệu 500 của tôi hầu hết các bạn sinh viên đều biết vì đó là tiền ăn của cả nhóm, ngày nào tôi cũng mang đi để đưa cho các bạn tiền ăn. tôi còn dùng 1 tờ giấy để kẹp số tiền đó, tiền mất nhưng giấy vẫn còn. chúng tôi đã trình báo lên công an phường và các anh công an vẫn muốn giải quyết nội bộ với nhau bằng cách các anh để lại số điện thoại, bạn nào muốn tự thú thì có thể nhắn tin cho các anh.tuy vậy tôi vẫn nghĩ đến trường hợp không thể tìm ra được thủ phạm thì liệu rằng trong vấn đề của tôi có thể mang 2 chiếc ví cùng với toàn bộ dấu vân tay của cả nhóm để đưa đi giám định được không? thời gian để giám định trong bao lâu? và chi phí để giám định là bao nhiêu? kính mong quý luật sư có thể tư vấn giúp tôi trường hợp nàyvà tôi mong rằng vấn đề của mình sẽ không bị đưa lên công khai, quý luật sư vui lòng trả lời thắc mắc của tôi vào chính email này. tôi xin chân thành cảm ơn. mong sớm nhận được phản hồi của quý luật sư.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, với vụ việc của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

Trước hết, khi bị mất tài sản bạn có quyền trình báo đến cơ quan công an để làm rõ vụ việc. Khi phía cơ quan điều tra tiến hành điều tra thì có thể yêu cầu giám định tư pháp bao gồm giám định vân tay,chữ ký,…để có căn cứ chứng cứ giải quyết vụ án. Việc trưng cầu giám định, yêu cầu giám định Điều 102 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, có quy định như sau:

“1. Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

2. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.

3. Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa, phiên họp để trực tiếp trình bày về các nội dung cần thiết.

4. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.

Đồng thời, Điều 22 Luật Giám định tư pháp 2012 cũng quy định về quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp:

“1. Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.”

Vì hiện tại bạn đã trình báo lên cơ quan điều tra nên bạn có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành trưng cầu giám định hoặc bạn có thể tự mình yêu cầu giám định. Tổ chức được yêu cầu giám định sẽ thông báo cho yêu cầu giám định bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định và nêu rõ lý do trong trường hợp từ chối nhận trưng cầu, yêu cầu giám định.

Ngoài ra bạn có thể tự đi giám định vân tay tại các cơ sở thực hiện giám định. Khi này sẽ phụ thuộc vào dịch vụ của từng cơ sở giám định để xác định thời gian thực hiện và chi phí giám định. Bạn sử dụng chứng cứ này để cung cấp cho phía cơ quan điều tra để làm sáng tỏ vụ án.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo