Cà Thị Phương

Mua bán hoá đơn phạm tội gì? Bị xử phạt thế nào?

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp có các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh nhằm trón tránh nghĩa vụ và trục lợi cho cá nhân, tổ chức. Trong đó, các hành vi vi phạm liên quan đến hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là những hành vi phổ biến hiện nay như mua bán hóa đơn, kê khai sai thông tin hàng hóa trên hóa đơn,... Vậy, pháp luật có các chế tài nào xử lý đối với các hành vi vi phạm trên? Công ty Luật TNHH Minh Gia tư vấn như sau:

1. Xác định hành vi mua bán hoá đơn

Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Có thể thấy, hóa đơn là một loại chứng từ ghi nhận viêc mua bán, kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở để nộp thuế và xác định nguồn gốc, xuât xứ của sản phẩm. Do đó, các hành vi làm sai lệch các thông tin trên hóa đơn, mua bán hóa đơn, lập khóng hóa đơn... là những hành vi vi phạm pháp luật bởi sự ảnh hưởng của chúng đến việc quản lý của các cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiện nay, pháp luật hình sự đã ghi nhận một số tội phạm liên quan đến hóa đơn, chứng từ thu nộp cho ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của các cá nhân, tổ chức, răn đe nhằm người có hành vi phạm tội gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của nhà nước, xã hội.

Nếu bạn có thắc mắc cũng như muốn hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về các vấn đề liên quan đến hóa đơn hay, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn về vấn đề này.

2. Tư vấn về hành vi mua bán hóa đơn

Câu hỏi:

Kính gửi công ty Luật Minh Gia! Tôi có thắc mắc về việc tình huống mua bán hoá đơn. Tôi rất mong sớm nhận được sự tư vấn của Luật Minh Gia (Tình huống giả thiết như sau). Tôi có làm kế toán cho 1 công ty TNHH 1TV tư nhân, trong quá trình làm việc, dưới sự chỉ đạo của sếp tôi có xuất bán rất nhiều hoá đơn cho các công ty khác nhau. (tổng giá trị trên hoá đơn xuất bán khoảng 70 tỷ chưa tính thuế GTGT). Nhưng nghiêm trọng hơn là vì chữ kí của sếp tôi rất đơn giản, và sếp thường đi công tác xa, và chính sếp là người bảo tôi tập chữ kí của sếp để sử dụng trọng những trường hợp cần thiết. Thế nên trong vài lần sếp đi vắng, tôi có kí tên sếp vào 1 số hoá đơn, hợp đồng, và cả sec rút tiền mặt để phục vụ cho việc xuất bán hoá đơn chứ tôi không hề chiếm đoạt tiền về làm của riêng. Trong quá trình viết hoá đơn dưới sự chỉ đạo của sếp, tôi không được sếp chi cho 1 khoản tiền nào. Tuy nhiên, ngoài việc xuất hoá đơn theo chỉ thị của sếp thì tôi có xuất cho các công ty khác khoảng 750 triệu và thu về khoảng 40 triệu tiền phí hoá đơn. Khi các công ty A mua hoá đơn bị thanh tra, bại lộ việc mua bán hoá đơn, sếp tôi vin vào việc toàn bộ liên 2 giao khách hàng đều đóng dấu treo, hợp đồng của mấy công ty đó lại là tôi ký, hoá đơn liên1+3 năm 2016 lưu công ty sếp tôi chưa kí, và vài tờ sec tôi ký trong đó có 1 tờ rút tiền của công ty A chuyển tiền...với tần đó chứng cứ sếp tôi vì muốn chạy tội đã kiện tôi tội lợi dụng tín nhiệm, mua bán hoá đơn, chiếm đoạt tài sản...Tôi không có trong tay bằng chứng nào để lật lại những lời buộc tội của sếp vì tất cả những chỉ thị của sếp đều là trực tiếp hoặc qua điện thoại nhưng tôi không lưu lại. Chỉ có bằng chứng duy nhất là năm 2015 sếp đã bán hoá đơn cho công ty A và đã kí đủ các liên lưu lại công ty. Và tôi ko có bất kì tài sản riêng nào phát sinh trong quá trình làm việc cho sếp. Mặt khác, trong thời gian nghỉ sinh con thứ 2, kế toán khác nhập liệu hoá đơn đầu vào, tôi căn cứ số liệu đó xuất hoá đơn đầu ra. Nhưng do kế toán khác nhập sai hoá đơn đầu vào của công ty B, có rất nhiều hoá đơn nhập nhiều lần nên tôi đã xuất hoá đơn đầu ra quá tay..., khi phát hiện sai sót tôi có báo cáo sếp, và sếp nói tôi tự xử lí đi, nên tôi đã mua hoá đơn đầu vào tổng số 12 tờ, trị giá hơn 5 tỷ tiền hoá đơn trước VAT, hợp đồng + UNC chuyển tiền trả công ty B đều do tôi ký, tôi phải chi trả 10.500.000đ cho việc mua hoá đơn này. Bây giờ sếp tôi nói sếp không liên quan gì đến việc tôi mua hoá đơn của công ty B. Rất mong Luật Minh Gia tư vấn giúp tôi: 1. Với những tình tiết như trên thì tôi sẽ bị truy tố với các tội danh gì, mức xử phạt ra sao. 2. Tôi có các tình tiết nào có thể giảm nhẹ tội không. (điều kiện gia đình bình thường ko thuộc chính sách nào, tôi chưa từng vi phạm pháp luật, tôi không có chồng và đang 1 mình nuôi 2 đứa con nhỏ 1 đứa sinh 21/10/2013, 1 đứa sinh 10/12/2015). Tôi rất mong sơm nhận được sự tư vấn của Luật Minh Gia. Xin chân thành cám ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp theo tình huống giả thiết thì Điều 203 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước như sau:

“1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;

…”

Bên cạnh đó, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Bộ luật Hình sự như sau:

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

...

i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

...

l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

m) Người phạm tội là người già;

n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

o) Người phạm tội tự thú;

p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc  công tác.

2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Theo đó bạn có thể đối chiếu với hoàn cảnh cá nhân của mình để xem xét mình có các tình tiết giảm nhẹ nào theo quy định của pháp luật. 

-----

3. Quy định pháp luật đối với hành vi mua bán hóa đơn giả?

Câu hỏi:

Chào luật sư, tôi muốn hỏi: Năm 2012, qua một người trung gian, tôi có mua 2 hóa đơn GTGT tổng giá trị là 40 triệu đồng. Nay người bán hóa đơn giả bị bắt, tôi bị mời lên công an để lấy lời khai. Tôi có thể sẽ bị xử lý như thế nào. Tôi chưa từng có án tích gì. Nếu bị đóng phạt thì đóng bao nhiêu, hoàn thành nộp phạt tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không. Tôi đang rất lo lắng. Mong được các luật sư tư vấn sớm nhất. Cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Vì hóa đơn bạn mua là hóa đơn giả do vậy trong trường hợp này bạn sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp của mình theo quy định tại điều 39 Chương IV Nghị định số 109/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực  hóa đơn:

"Điều 39. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn".

Do bạn mua hóa đơn với số lượng không lớn và chưa bạn chưa bị kết tội đối với hành vi này theo như trình bày nên bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà sẽ chỉ bị xử phạt về hành chính.

Tuy nhiên, nếu như bạn đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi này trước đây thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 203 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội in, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước:

Cụ thể trong trường hợp của bạn được quy định tại điểm c.3 khoản 3 điều 2  thông tư liên tịch số: 10/2013 về hướng dẫn áp dụng 1 số điều của luật hình sự  về lĩnh vựa thuế, tài chính và kế toán:

"Điều 2. Về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước

3. Các hành vi qui định tại Điều 164a của BLHS được hiểu như sau:

a) In trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là hành vi tự in hóa đơn hoặc tự khởi tạo hóa đơn điện tử khi không đủ điều kiện hoặc không đúng, không đầy đủ các nội dung theo qui định của pháp luật; In hóa đơn giả hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử giả;

b) Phát hành trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là hành vi lập tờ thông báo phát hành không đầy đủ nội dung; không gửi hoặc không niêm yết tờ thông báo phát hành hóa đơn theo đúng qui định;

c) Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gồm các hành vi sau đây:

c.1) Mua, bán hoá đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo qui định;

c.2) Mua, bán hoá đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hoá, dịch vụ kèm theo;

c.3) Mua, bán hoá đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ;

c.4) Mua, bán, sử dụng hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ giữa các liên của hoá đơn".

Vì vậy, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo