Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn về Tội cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế

Luật sư tư vấn qua Email trường hợp hỏi về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và các quy định pháp luật liên quan, Nội dung câu hỏi và tư vấn như sau:

Câu hỏi:

Chào Luật sư, Hiện nay mẹ tôi bị bắt, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và áp dụng biện pháp ngăn chặn, là đối tượng chính trong việc câu kết, móc nối với số cán bộ Quản lý thị trường thoái hóa biến chất lập khống hồ sơ các vụ việc kiểm tra, bắt giữ xe môtô 2 bánh nhằm hợp thức hóa toàn bộ 85 xe môtô do nước ngoài sản xuất được đăng ký lưu hành vào Việt Nam. Kết quả thanh lý xe môtô tại Phòng Tài chính Kế hoạch huyện trong 6 lần thì cả 6 lần người nhà tôi trúng thầu và có đủ chứng từ chứng thực việc mua 85 xe môtô nhằm hợp pháp số xe này đưa vào TP Hồ Chí Minh cho đồng bọn tiêu thụ thu lợi bất chính.

Vậy thưa luật sư, người nhà tôi sẽ phải chịu hình phạt thế nào? Có thể xin tại ngoại được hay không ạ? Người nhà tôi sẽ bị xử ra sao ạ? Chân thành cám ơn luật sư!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc tới công ty chúng tôi, căn cứ vào những thông tin bạn đưa ra, chúng tôi xin tư vấn như sau:

- Quy định về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

Điều 165 BLHS quy định về “Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;

b) Có tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Tư vấn về Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

- Về cấu thành tội phạm và mức hình phạt

Do bạn trình bày không có thông tin về việc mức độ thiệt hại nên chúng tôi sẽ chỉ căn cứ vào các tình tiết của vụ việc mà bạn đã đưa ra. Theo thông tin bạn đưa ra thì mẹ bạn đã có hành vi câu kết, móc nối với số cán bộ Quản lý thị trường thoái hóa biến chất lập khống hồ sơ các vụ việc, có tính tổ chức. Tùy thuộc vào mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội và những hành vi đã thực hiện mẹ bạn có thể phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 2 điều luật này và mức phạt tù là từ 3 đến 12 năm.

Ngoài việc bị phạt tù thì theo quy định tại 4 Điều 165 Bộ luật Hình sự mẹ bạn còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

- Về vấn đề xin tại ngoại

Điều 92 bộ luật tố tụng hình sự 2003 có quy định biện pháp bảo lĩnh. Theo đó, bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

Như vậy, căn cứ vào mức độ phạm tội của mẹ bạn cũng như các yếu tố nhân thân thì mẹ bạn có thể được xem xét áp dụng biện pháp bảo lĩnh tại ngoại thay cho biện pháp tạm giam.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo