Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Luật sư bào chữa tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Hợp đồng vay tài sản là một trong những giao dịch dân sự phổ biến trong đời sống thực tế. Trong quan hệ vay tài sản, có rất nhiều trường hợp vi phạm việc cho vay đặc biệt là vi phạm liên quan đến lãi suất. Mặc dù quan hệ vay tài sản là quan hệ được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự tuy nhiên trong một số trường hợp hành vi cho vay với lãi suất cao là hành vi vi phạm pháp luật hình sự và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.

1. Quy định về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự

Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự là hiện tượng không còn xa lạ đối với hầu hết mọi người trong xã hội. Vay nặng lãi tồn tại dưới nhiều hình thức trá hình như: cho vay tín dụng, vay nóng, ... gây ra nhiều hệ lụy đáng đau buồn. Tội cho vay nặng lãi/ cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự được quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau: 

"1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

Theo quy định trên có thể xác định: để hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay nặng lãi, việc cho vay trong giao dịch dân sự phải đáp ứng hai yêu cầu cơ bản như sau: 

- Lãi suất cho vay gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định tại bộ luật dẫn sự (tức là cho vay với lãi suất 100%/năm);

- Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng (hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm).

Người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự có thể bị áp dụng hình phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Cụ thể như sau: 

- Khung 1: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, đối với hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều này; 

- Khung 2: Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, đối với hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này;

- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

2. Quy trình Luật sư bào chữa tội cho vay lãi nặng

Theo quy định pháp luật, luật sư có thể tham gia vụ án hình sự với vai trò là người bào chữa cho bị can, bị cáo ngay từ giai đoạn giải quyết tin tố giác về tội phạm. Bằng kiến thức pháp luật và kinh nghiệm của mình, Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình, bảo đảm cho thân chủ được đối xử công bằng trước nhưng cơ quan quyền lực nhà nước.

Tại Luật Minh Gia, quy trình Luật sư bào chữa được thực hiện như sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin, trao đổi với khách hàng để nắm bắt được các thông tin chi tiết liên quan đến hành vi cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.

Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng.

Bước 3: Thu thập các chứng cứ theo quy định pháp luật nhằm chứng minh có hay không hành vi phạm tội phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ, gửi hồ sơ tham gia tố tụng đến các cơ quan có thẩm quyền và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.

Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng, bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự.

3. Liên hệ luật sư bào chữa tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự

Để sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa của Luật Minh Gia quý khách có thể liên hệ theo các cách thức sau:

Cách 1: Liên hệ qua số: 0902.586.286

Cách 2: Gửi thông tin vể Email: lienhe@luatminhgia.vn

Cách 3: Đến gặp trực tiếp luật sư tại các địa chỉ văn phòng:

- VP Hà Nội: P.12A09 Tòa nhà 17T7, KĐT Trung hòa Nhân chính, Thanh Xuân, HN

- VP TP HCM: A11-12 Lầu 11 Block A, Tòa nhà Sky Center, số 5B Phổ Quang, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

4. Giải quyết tình huống: 

Câu hỏi tư vấn: Em có cho bạn vay tiền với lãi suất 2000 đồng/triệu/ngày. Việc cho vay với lãi suất như vậy liệu có vi phạm quy định pháp luật hay không? Nếu có thì bị xử lý như thế nào? Tôi chân thành cảm ơn Luật sư!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Do bạn không nói rõ số tiền mình cho vay là bao nhiêu, đồng thời bạn đã lấy lãi được số tiền bao nhiêu do đó chúng tôi chưa xác định được cụ thể đối với trường hợp của bạn có vi phạm pháp luật hay không, do đó, chúng tôi sẽ cung cấp các quy định của pháp luật để bạn tham khảo.

Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau:

“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Như vậy, căn cứ theo quy định trên mức lãi suất pháp luật cho phép các cá nhân cho nhau vay là không quá 20%/năm và không quá 1,67%/ tháng. Đồng thời, khi có tranh chấp xảy ra thì pháp luật không bảo vệ quyền lợi của bên cho vay đối với phần lãi suất vượt quá theo quy định.

Tuy nhiên, không phải trường hợp cho vay nặng lãi nào cũng cấu thành tội cho vay nặng lãi. Bởi lẽ, để hành vi cho vay với lãi suất cao hơn so với lãi suất mà BLDS 2015 quy định chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đáp ứng hai điều kiện cơ bản sau: 

Thứ nhất: Lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất (1,67%) mà pháp luật quy định từ năm lần trở lên. Theo đó, mức lãi suất gấp 5 lần của 1,67% và 8,35%.

Thứ hai: đã thu lợi bất chính từ 30.000.000 đến 100.000.000. Khoản thu lợi bất chính là tiền lãi mà bên vay đã trả cho bên cho vay với lãi suất cao hơn mức quy định. 

Căn cứ vào các quy định của pháp luật nhận thấy nếu bạn cho vay với lãi suất chưa đến 8,35%/ tháng. Do đó, kể cả trong trường hợp bạn đã nhận tiền lãi hoặc chưa nhận tiền lãi đến 30.000.000 đồng thì cũng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Tuy nhiên khi xảy ra tranh chấp giữa các bên và khởi kiện ra Tòa án thì Tòa án sẽ tuyên vô hiệu đối với phần lãi mà hai bên đã thỏa thuận và đưa mức lãi về đúng quy định.

Trân trọng!

P. Luật sư tư vấn - Công ty luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo