Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Luật sư tư vấn trường hợp vu khống người khác nhận hối lộ

Luật sư tư vấn qua Email đối với trường hợp vu khống người khác nhận hối lộ và các quy định liên quan cho người yêu cầu tư vấn, nội dung cụ thể như sau:

Vu-khong-nguoi-khac-nhan-hoi-loi-co-bi-truy-cuu-trach-nhiem-hinh-su-jpg-04092013113917-U1.jpg

Vu khống người khác nhận hối lội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

 

Câu hỏi: Tôi làm việc ở lâm trường quản lý bảo vệ rừng thường xuyên tiếp xúc và va chạm với lâm tặc. Có một người tố cáo tôi là nhận hối lộ 5 triệu đồng, tố cáo tôi với công ty và cơ quan công an, công ty tôi đã đình chỉ và điều tra tôi. Thực tế thì những điều vu khống trên điều không có chứng cứ và thực sự tôi không nhận số tiền hối lộ nêu trên.

 

Vậy cho tôi được hỏi việc tố cáo việc không có sự thật làm ảnh hưởng tới danh dự và công việc của tôi thì có được cho là tội vu khống hay không. Vu khống làm ảnh hưởng tới danh dự và nhân phẩm, công việc của tôi thì có được coi là vi phạm bộ luật hình sự hay không, người vu khống, xúc phạm nhân phẩm, danh dự bị xử phạt như thế nào?

 

Mong quý luật sư trả lời cho tôi được rõ ràng hơn. Tôi xin cảm ơn

 

Trả lời: Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của anh chúng tôi tư vấn như sau:

 

Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vu khống:

 

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

 

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

 

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền…”

 

Tội vu khống được biểu hiện ở những hành vi như bịa đặt chuyện xấu xa cho người khác về vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức, pháp luật... Bịa đặt là hư cấu những chuyện không có thật; loan truyền những chuyện, những điều biết rõ là bịa đặt, vu oan cho người khác; bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan nhà nước, cho rằng họ đã phạm một tội nào đó. Hành vi vu khống có thể thực hiện thông qua các hình thức như truyền miệng, viết bài, gửi đơn, thư tố giác, thư nặc danh... Trường hợp người đưa tin bịa đặt nhưng lầm tưởng những điều họ loan tin là có thật thì không phạm tội. Hậu quả xảy ra là nạn nhân bị mất uy tín, danh dự hoặc bị thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Tội vu khống được coi là hoàn thành từ khi người phạm tội thực hiện hành vi loan truyền những điều bịa đặt cho người khác biết hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước về việc người khác phạm tội.

 

Theo thông tin anh cung cấp, nếu như người tố cáo anh có hành vi tố cáo đến cơ quan nhà nước những thông tin bịa đặt, không đúng sự thật gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của anh thì có thể vi phạm pháp luật hình sự về tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

 

-------------

Bạn có thể tham khảo thêm nội dung tư vấn áp dụng văn bản pháp luật theo quy định của Bộ luật hình sự 1999:

 

Theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi bổ sung ngày 19-6-2009) và các văn bản liên quan, vu khống là hành vi bịa đặt, loan truyền những điều mà người loan truyền biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

 

Theo trình bày của anh, thì người đã tố cáo anh đã vi phạm vào điều 122 bộ luật hình sự 1999 do có 2 biểu hiện hành vi như sau:

 

Thứ nhất: cố ý tố cáo không đúng sự thật làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, quyền lợi hợp pháp của anh và thứ hai là tố cáo đến cơ quan nhà nước.

 

Quy định về xử lý và khung hình phạt của tội vu khống thì tại Điều 122 bộ luật hình sự quy định như sau:

 

1.  người có hành vi bịa đặt, loan truyền những điều này sẽ bị xử phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

 

2. Người phạm tội trong các trường hợp sau sẽ bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

 

a) có tổ chức;

 

b) lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

 

c) đối với nhiều người;

 

d) đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

 

đ) đối với người thi hành công vụ; 

 

e) vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 

 

3. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

 

Tóm lại, để bảo vệ danh dự và quyền lợi hợp pháp của mình, anh có quyền đề nghị khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi vi phạm nêu trên.

 

Trân trọng
P. Luật sư tranh tụng - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo