Nguyễn Ngọc Ánh

Lợi dụng lòng tin nhằm chiếm đoạt tiền trả nợ ngân hàng

Nhân viên kế toán nhà trường tôi vi phạm các điều sau :Lợi dụng lòng tin của hiệu trưởng để trống phần người thụ hưởng trong uỷ nhiệm chi nói dối là quên số tài khoản sau đó điền số tài khoản của mình để chiếm đoạt tiền trả nợ ngân hàng của giáo viên.

 

Nội dung yêu cầu: Giả mạo chữ ký của hiệu trưởng ký uỷ nhiệm chi để chuyển tiền của gv trả nợ ngân hàng vào tài khoản của mình chi tiêu cá nhân Nhà trường phát hiện đã mời thanh tra nhân dân, đại diện công đoàn họp và kế toán đã nhận việc làm của mình và hứa trả lại số tiền nhưng nhiều lần vẫn không trả.Vậy nhà trường báo cáo cấp trên xử lý thì hiệu trưởng có bị vi phạm và xử lý kỷ luật không? Nhân viên kế toán phải có trách nhiệm gì và xử lý kỷ luật ra sao.

 

Trả lời: Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh Gia! Yêu cầu của anh/chị được tư vấn như sau:

 

Theo anh/chị trình bày, nhân viên kế toán của nhà trường đã lợi dụng lòng tin của hiệu trưởng để trống phần số tài khoản của người được thụ hưởng, giả mạo chữ ký của hiệu trưởng nhằm chiếm đoạt tiền trả nợ ngân hàng của giáo viên để phục vụ chi tiêu cá nhân.

 

Hành vi của nhân viên kế toán có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tức người này đã dùng thủ đoạn gian đối chiếm đoạt tài sản của người khác theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự. Nếu hành vi gây ra hậu quả: chiếm đoạt từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt thì nhân viên kế toán có thể bị truy cứu TNHS về tội danh trên.

 

Điều 139 Bộ luật hình sự quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

 

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

...”.

Ngoài ra, căn cứ Điều 12, Điều 13 Nghị định 27/2012/NĐ – CP thì cá nhân trên còn có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật cách chức (nếu giữ chức danh quản lý) hoặc buộc thôi việc.

 

Điều 12. Cách chức

 

“Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với viên chức quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

 

1. Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng;

 

2. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ;

 

3. Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ;...”.

 

Điều 13. Buộc thôi việc

 

“Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

 

1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;

...”.

 

Đối với cá nhân vị hiệu trưởng, nếu có căn cứ chứng minh người này có lỗi; thiếu trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao thì có thể bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Nghị định 27/2012/NĐ – CP và nội quy, quy chế của ngành giáo dục.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời

 

Trân trọng!

Phòng tư vấn - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo