Luật sư Trần Khánh Thương

Không nên bỏ trốn để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ

Nhờ các anh chị luật sư tư vấn giúp em trường hợp: Bạn em làm ăn cụ thể là xây dựng có làm hợp đồng xây căn nhà với giá trị 50 triệu. Khi làm hợp đồng xong thì chủ nhà đặt cọc 15 triệu. Khi anh ấy chuẩn bị cho việc thi công ( chờ ngày tốt theo gia đình chủ nhà xem để xuống móng nhà) thì bất ngờ a ấy bị tai nạn phải điều trị tại viện. Do bị tai nạn nằm viện lại khó khăn nên chủ nhà đòi lại tiền đặt cọc khi làm hợp đồng. Trong lúc khó khăn ấy anh ta chưa có tiền trả lại thì chủ nhà báo công an. Do


Vậy anh chị giúp em tư vấn giùm với số tiền ấy và những tình tiết như vậy thì có bị truy nã hay không? Công an chưa bắt được anh ấy vậy có được xóa án không ? Và bao lâu thì anh ấy được xóa án? Hay k thể xóa ? Nếu anh ấy không tự thú hoặc không bị bắt thì vụ án ấy có được gọi là án không? Nếu sau 5 năm bên công an không điều tra ra người bị tố cáo là anh ấy thì vụ việc ấy sẻ có kết thúc thế nào ? Và nếu anh ấy tự thú hoặc công an bắt thì anh ấy sẻ bị kết tội gì ? Mức phạt tù và tiền là bao nhiêu. Xin các anh chị tư vấn giúp em cảm ơn nhiều.
 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi xin được trả lời:

 

Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về truy nã bị can như sau:

 

“1. Khi bị can trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can.

 

2. Quyết định truy nã ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, đặc điểm để nhận dạng bị can, tội phạm mà bị can đã bị khởi tố và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này; kèm theo ảnh bị can (nếu có).

 

Quyết định truy nã bị can được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai để mọi người phát hiện, bắt người bị truy nã.

 

3. Sau khi bắt được bị can theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã phải ra quyết định đình nã. Quyết định đình nã được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai.”

 

Như vậy, quyết định truy nã chỉ được áp dụng đối với bị can. Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự. Nếu bạn anh sau khi bị khởi tố mà bỏ trốn hoặc không rõ bạn anh ở đâu thì cơ quan công an sẽ ra quyết định truy nã.

 

Theo quy định thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Điều 27 Bộ luật hình sự 2015 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

 

“1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

 

a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

 

b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

 

c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

 

d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

…”

 

Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ.

 

Về quy định của pháp luật hình sự liên quan đến hành vi của bạn anh.

 

Theo Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau: 

 

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

 

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

…”

 

Bạn anh đã nhận được tiền của người khác thông qua hình thức hợp đồng, khi không thực hiện được hợp đồng thì phải hoàn trả lại tiền cho bên kia. Nếu không hoàn trả mà thuộc vào các trường hợp được quy định tại Điều 175 đã nêu trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trong trường hợp này, người bạn của bạn do bị tai nạn nên không thể thực hiện được hợp đồng, bạn của anh không có khả năng kinh tế để hoàn trả lại số tiền đã nhận chứ không có hành vi lừa dối, trốn tránh không trả. Do đó, chưa đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người bạn của anh.

 

Đây được xem là quan hệ dân sự thông thường, cho dù chủ nợ có khởi kiện ra Toà án thì bạn anh cũng chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ chứ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Trân trọng!

Phòng luật sư tư vấn - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo