Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Không có yêu cầu khởi tố của người bị hại thì có bị kết án không?

Bố tôi cách đây 1 năm có đánh bà hàng xóm bị thương 43% rồi bỏ đi sau khi biết có lệnh truy nã. Vừa rồi, bố tôi đã bị công an bắt và đem về địa phương thụ lý. Nếu bây giờ gia đình tôi và gia đình bị hại giải hòa thì mức phạt có thể là như thế nào? Bố tôi chưa có tiền án tiền sự lần nào.

Nội dung đề nghị tư vấn:

Xin phép văn phòng luật sư cho tôi hỏi:
Bố tôi cách đây 1 năm có đánh bà hàng xóm bị thương 43% rồi bỏ đi sau khi biết có lệnh truy nã. Vừa rồi, bố tôi đã bị công an bắt và đem về địa phương thụ lý. Nếu bây giờ gia đình tôi và gia đình bị hại giải hòa thì mức phạt có thể là như thế nào? Bố tôi chưa có tiền án tiền sự lần nào. Tôi xin cảm ơn!
 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại như sau:

 

“1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

 

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

 

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”

 

Như vậy, căn cứ theo quy định này phía cơ quan công an chỉ được khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Khoản 1 Đối với các tội được nêu tại Khoản 1 Điều 155 đã nêu trên. Nếu người bị hại rút đơn yêu cầu giải quyết thì vụ án sẽ bị đình chỉ giải quyết.

 

Bố bạn có hành vi cố ý gây thương tích đối với người hàng xóm với mức thương tích là 43%. Căn cứ theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì hành vi gây thương tích này thuộc khoản 2 ĐIều 134. Do đó, trường hợp này bố bạn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích kể cả phía người bị hại có yêu cầu không truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Trân trọng!

Phòng luật sư tư vấn – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo