LS Vy Huyền

Không có tài sản để thi hành án dân sự giải quyết thế nào

Luật sư tư vấn về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lí kinh tế và trường hợp trả lại đơn yêu cầu thi hành án dân sự do không có khả năng chi trả.

Bạn tôi bị kết án 20 năm tù giam vì tội "cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Bạn tôi không tham ô, tham nhũng, không vụ lợi cá nhân, nhưng toà án vẫn bắt bồi thường dân sự với số tiền rất lớn có đến chết đi sống lại 10 đời cũng không trả được (khoảng 500 tỷ). Hiện nay gia đình đã thực hiện xong án phí dân sự, án phí hình sự và nộp toàn bộ tài sản của bạn tôi cho Chi cục thi hành án dân sự (khoảng gần 3 tỷ). Bạn tôi không còn khả năng nào nữa, mà theo các điều kiện ở điều 66 BLHS, thì phải thi hành XONG nghĩa vụ bồi thường dân sự bạn tôi mới đủ tiêu chuẩn được tha. Xin được hỏi LS:

1. Tội cố ý làm trái có thuộc các tội tham ô, tham nhũng, hối lộ ,ăn cắp , ăn cướp, buôn lậu, trốn thuế...không? Vì các tội trên mới có được tiền khủng để có mà bồi thường dân sự được.

2. Một khi bạn tôi không có đủ tiền để bồi thường dân sự theo phán quyết của toà án, nhưng bạn ấy đã nộp với hết khả năng rồi thì Chi cục thi hành án có xác nhận cho bạn ấy để Toà án xem xét hủy bỏ lệnh thi hành án dân sự bổ sung không? Cơ quan nào làm việc đó và gia đình cần viết đơn đến đâu để yêu cầu giải quyết?

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về công ty luật Minh Gia. Với yêu cầu trợ giúp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Đối với trường hợp của bạn, hiện tại theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 thì Tội cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng hiện đã thay thế bằng một số tội danh mới (mang đặc trưng của tội cố ý làm trái) vào từng lĩnh vực cụ thể: Tội vi phạm quy định về cạnh tranh (Điều 217), Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản (Điều 218), Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí (Điều 219), Tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 220), Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 221), Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 222), Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 223), Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 223), Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 230). Do đó, bạn có thể căn cứ vào hành vi của bạn trong vụ án thuộc từng lĩnh vực cụ thể để xem xét bạn thuộc tội danh nào theo quy định của pháp luật hình sự.

 

Thứ nhất, tội cố ý làm trái được hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Trong điều luật cũng xác định rõ yếu tố vụ lợi không phải là dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm mà chỉ là tình tiết tăng nặng định khung đối với hành vi phạm tội. Vì vậy, có thể nhận thấy tội cố ý làm trái không liên quan đến tham ô, tham nhũng… như bạn kể trên.

 

Thứ hai, Trong trường hợp bạn của bạn không thể thi hành án do hết khả năng chi trả. Cụ thể, cơ quan thi hành án sẽ tiến hành xác minh điều kiện thi hành án theo quy định tại điều 44 Việc trả lại đơn này do cơ quan thi hành án tiến hành, do đó gia đình chỉ có thể cung cấp chính xác nhất những thông tin cần thiết để đảm bảo việc xác minh được tiến hành thuận lợi.

 

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn theo Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009 như sau:

 

Theo điều 165 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009 thì Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng được quy định như sau:

 

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

 

a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;

 

b) Có tổ chức;

 

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

 

d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác...."

 

Tóm lại, tội cố ý làm trái được hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Trong điều luật cũng xác định rõ yếu tố vụ lợi không phải là dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm mà chỉ là tình tiết tăng nặng định khung đối với hành vi phạm tội. Vì vậy, có thể nhận thấy tội cố ý làm trái không liên quan đến tham ô, tham nhũng… như bạn kể trên.

 

2. Trong trường hợp bạn của bạn không thể thi hành án do hết khả năng chi trả, đơn yêu cầu thi hành án sẽ được trả lại theo quy định tại điều 51 luật Thi hành án dân sự. Cụ thể, cơ quan thi hành án sẽ tiến hành xác minh điều kiện thi hành án theo quy định tại điều 44. Việc trả lại đơn này do cơ quan thi hành án tiến hành, do đó gia đình chỉ có thể cung cấp chính xác nhất những thông tin cần thiết để đảm bảo việc xác minh được tiến hành thuận lợi.

 

Trân trọng,

CV. Đoàn Quỳnh Thơ – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo