LS Hoài My

Khởi kiện về tội vu khống

Dạ em xin chào Luật sư, em có một câu hỏi mong muốn Luật sư trả lời giúp ạ. Em đang bị bà nguyễn thị A gửi đơn tố cáo tôi lên CQCSĐT về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, CQĐT có gửi giấy mời tôi lên và lấy lời khai, nhưng nay đã quá thời hạn xác minh ban đầu là 02 tháng và thời gian gia hạn xác minh 02 tháng mà bên phía CQĐT chưa đưa ra được bằng chứng để kết tội em (trên thực tế là em không lừa đảo).

 

Câu hỏi: Dạ em xin chào Luật sư, em có một câu hỏi mong muốn Luật sư trả lời giúp ạ. Em đang bị bà nguyễn thị A gửi đơn tố cáo tôi lên CQCSĐT về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, CQĐT có gửi giấy mời tôi lên và lấy lời khai, nhưng nay đã quá thời hạn xác minh ban đầu là 02 tháng và thời gian gia hạn xác minh 02 tháng mà bên phía CQĐT chưa đưa ra được bằng chứng để kết tội em (trên thực tế là em không lừa đảo). Vậy Luật sư cho em hỏi nếu như em nhận được quyết định đình chỉ xác minh vụ án hoặc quyết định không khởi tố vụ án tức là em vô tội thì em có thể dựa trên cơ sở đã xác minh đó của CQĐT để kiện lại bà Nguyễn thị A về tội vu khống theo điểm e khoản 2 điều 122 BLHS không ạ, tôi rất mong sớm nhận được câu trả lời từ phía Luật sư, tôi xin chân thành cảm ơn.

 

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau

 

Căn cứ theo điều Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội vu khống như sau:

 

“Điều 156. Tội vu khống

 

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

 

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

 

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

 

a) Có tổ chức;

 

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

 

c) Đối với 02 người trở lên;

 

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

 

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

 

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

 

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

 

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.”.

 

Tội vu khống quy định có 3 dạng hành vi phạm tội, trong đó hành vi “bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền” là dạng hành vi đặc biệt của tội vu khống. Người phạm tội có hành vi tố cáo người khác có hành vi phạm tội trước cơ quan công an, hải quan, viện kiểm sát…mặc dù thức tế người này không có hành vi đó. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, người phạm tội biết rõ người mình tố giác không phạm tội nhưng vẫn tố giác họ.

 

Theo như bạn đã trình bày thì bà Nguyễn Thị A có hành vi tố cáo bạn lên CQCSĐT về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng thực tế là bạn không có hành vi đó. Tuy nhiên, để có thể kiện bà A về tội vu khống thì bạn còn phải căn cứ vào “lỗi” Vậy chúng tôi chia thành hai trường hợp như sau:

 

+ Nếu bà A bà biết được thông tin là bạn đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ người khác hoặc do bà đã có những sai sót, nhầm tưởng thông tin mình biết được là đúng sự thật… và tố cáo bạn lên cơ quan công an cảnh sát điều tra thì bạn không thể kiện bà A về tội vu khống được (do đây là lỗi vô ý), không cấu thành tội vu khống được.

 

+ Nếu bà A bịa đặt, tức biết rõ bạn không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng vẫn cố tình tố giác bạn (lỗi cố ý) thì ban có thể kiện bà A về tội vu khống. Khi khởi kiện bạn cần kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện, Tuy nhiên trường hợp bạn nhận được quyết định đình chỉ xác minh vụ án hoặc quyết định không khởi tố vụ án tức là bạn vô tội thì bạn có thể dựa trên cơ sở đã xác minh đó của CQDT để kiện lại bà Nguyễn thị A về tội vu khống theo Điều 155 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

 

Còn việc bạn muốn khởi kiện bà A theo điểm h khoản 2 BLHS sửa đổi, bổ sung 2017: “Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng”:

 

Tại Điều 9 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định như sau:

 

 Điều 9. Phân loại tội phạm

 

1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

 

a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

 

b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

 

c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

 

d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

 

Và Điều 175 BLHS về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 

 

“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

 

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

 

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

 

a) Có tổ chức;

 

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

 

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

 

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

 

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

 

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

 

g) Tái phạm nguy hiểm.

 

3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

 

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

 

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”.

 

Như vậy, việc khởi kiện của bạn còn tùy thuộc vào việc bà A vu khống bạn phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy đinh tại điều 174 BLHS thuộc khoản nào? Nếu thuộc khoản 1 hoặc khoản 2 thì bạn không áp dụng được khoản này bởi mức hình phạt cao nhất lần lượt là ba năm và bảy năm (tức tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng). Nếu thuộc khoản 3 hoặc 4 với mức hình phạt cao nhất lần lượt là 15 năm và tù chung thân (tức tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng) thì bạn có thể kiện bà A theo Điều 155 BLHS về tội vu khống.

 

Trân trọng!

CV.Khuất Thị Hạnh – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo