Lại Thị Nhật Lệ

Đa cấp là gì? Đòi lại tiền từ kinh doanh đa cấp được không?

Hoạt động kinh doanh đa cấp không còn xa lạ đối với chúng ta. Đây là một mô hình kinh doanh với mạng lưới số lượng lớn những người tham gia. Mặc dù đã có nhiều người tham gia bán hàng đa cấp và thành công, có thu nhập cao nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ người dân chưa hiểu rõ về bán hàng đa cấp, bị dẫn dụ tham gia vào các hình thức đa cấp biến tướng, chịu tổn thất về sức khoẻ và tiền bạc. Bên cạnh các doanh nghiệp hoạt động chính thống, còn có không ít doanh nghiệp lợi dụng hình thức kinh doanh theo phương thức đa cấp để thu hút đầu tư, hoạt động bất hợp pháp. Vậy đa cấp là gì? Trường hợp góp vốn vào doanh nghiệp đa cấp lừa đảo thì có lấy lại được tiền không?

1. Đa cấp là gì?

Đa cấp là hình thức kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia trải dài qua nhiều cấp, nhiều ngành.

Tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 40/2018/ NĐ-CP quy định về kinh doanh đa cấp như sau:

Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới.

2. Đòi  tiền từ kinh doanh đa cấp được không?

Câu hỏi cần tư vấn: Cách đây 1 năm, bố tôi có mua một số mã tại công ty đa cấp L (của L G) tương ứng với số tiền hơn 200tr đồng. Hiện nay, cơ quan công an đã bắt tạm giam G và đồng bọn, sắp tới sẽ đưa ra xét xử dưới nhiều tội danh... Theo luật sư thì G sẽ đối mặt với các hình phạt sau: tù chung thân; tịch thu tài sản; phạt tiền... Cũng không mong đòi lại hết số tiền đã đóng cho công ty đa cấp trên; nhưng ít nhiều cũng pải được phần nào; vì hiện số dư tài sản của G cũng còn hơn 45,5 tỷ cùng với một số tài sản khác. Như vậy sau khi định tội; G phải hoàn trả lại tiền cho người bị hại ? Nếu ko số tài sản trên cơ quan chức năng định giải quyết thế nào?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017  quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

 “Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ96.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

Dựa vào những thông tin mà bạn đã cung cấp chưa xác định được G phạm tội gì, tuy nhiên nếu hành vi của G có đủ căn cứ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài hình phạt tù mà G và những người trong công ty đa cấp có thể phải chịu hình phạt tù họ sẽ bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề trong một thời gian nhất định. Như vậy, đối với số tiền trên cơ quan nhà nước sẽ thực hiện tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Để lấy lại được số tiền mà G và những tội phạm khác lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của bố bạn thì bố bạn cần thực hiện kiện đòi dân sự để lấy lại số tiền bị lừa.

Kiện đòi lại tài sản là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu Tòa án, các cơ quan có thẩm quyền buộc người có hành vi vi phạm quyền sở hữu phải trả lại tài sản cho mình. Mục đích của phương thức kiện này là chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp lấy lại được tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình .

- Chủ thể yêu cầu (nguyên đơn): Bố bạn là người chủ sở hữu, chiếm hữu hợp pháp với tài sản đó và phải chứng minh được mình là người sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp khi có yêu cầu.

- Người bị kiện (bị đơn): Là người  đang chiếm hữu tài sản trên thực tế  không có căn cứ pháp luật không ngay tình. Trong trường hợp này là G và những tội phạm có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong công ty đa cấp.

Căn cứ theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 Hồ sơ khởi kiện gồm :

- Đơn khởi kiện (Mẫu đơn).

Trong đó, đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây: Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;Tên, địa chỉ của người khởi kiện;Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;Tên, địa chỉ của người bị kiện;Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có.

- Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp (tài liệu, chứng cứ về việc mua mã số của công ty đa cấp L)

- Giấy tờ chứng minh về nhân thân người khởi kiện: Chứng minh thư nhân dân…

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo