Luật sư Trần Khánh Thương

Hỏi về tội mua bán người theo quy định của pháp luật

Trong cuộc sống vì mục đích lợi nhuân mà nhiều người đã cố ý thực hiện hành vi trái quy định pháp luật, những hành vi trái quy đinh pháp luật có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Một trong những tội phạm nguy hiểm nhất chính là mua bán người vì hệ quả của hành vi này đặc biệt nghiêm trong, vi phạm nghiêm trọng đến quyền hợp pháp của cá nhân.

1. Luật sư tư vấn về tội mua bán người.

Phần lớn nạn nhân của tội mua bán người thường là phụ nữ và trẻ em mà hai đối tượng này là hai đối tượng yếu thế trong xã hội nên luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt dành sự ưu tiên tiên và quan tâm. Bên cạnh đó, ở khu vực miền núi, vùng cao, hải đảo hoặc những nơi trình độ dân trí còn hạn chế rất dễ tạo điều kiện cho nạn buôn bán người diễn ra thuận lợi. Những nạn nhân của tội phạm buôn bán người thường bị bóc lột sức lao động, bóc lột về tình dục hoặc lấy nội tạng điều này vi phạm nghiêm trọng quyền được sống, quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏa, danh dự, nhân phẩm của của co người.

Tuy nhiên, điều đáng buồn phải kể đến chính là người thực hiện hành vi phạm tối với nạn nhân thường có mối quan hệ gần gũi nên nạn nhân sẽ ít cảnh giác với loại tội phạm này.

Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này, đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi qua hotlline 1900.6169 để được hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc các vấn đề pháp lý.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

2. Luật hình sự 2015 quy định về tội phạm buôn bán người như thế nào?

Câu hỏi: Cho em hỏi các cô chú 1 xíu ạ. Năm nay em 16 tuổi và có liên quan đến 1 vụ án là Mua Bán Người. Khi em gây án và bị bắt là khi em 15 tuổi. Em có bán 1 chị sn 1996 ở cùng quê. Để ra Trung Quốc làm gái bán dâm. Tuy nhiên truớc khi bán. Em có nói dối chị là đi khách ở ngoài quảng ninh và chị đồng ý đi. Ra đến quảng ninh thì những nguời cùng vụ của em thuyết phục chị sang trung quốc làm gái bán dâm. Thì chị cũng đồng ý đi và kéo thêm

Sau khi sang bên trung quốc 1 tháng. Chị ấy trốn về Việt Nam và kiện bọn em là bán chị ấy. Tuy nhiên bản thân em thực sự nghĩ là sang đấy môi truờng sống rất tốt. Không hề nghĩ sang đấy chị ấy bị bắt làm gái kinh khủng như vậy. Hiện nay em nhận đuợc bản chốt cung của CADT rồi. Em đang đợi cáo trạng. Em đọc thấy các khung khoản của MBN là từ 5 năm đến 20 năm. Khi em bị bắt em vẫn ở tuổi trẻ em. Thì khung khoản của em sẽ là như thế nào ạ, Và em có thể có cơ hội đuợc treo không. Và khi ra tòa em nên nói như thế nào ạ. Các cô chú chỉ dùm em với ạ. Em cảm ơn truớc ạ.

Hỏi về tội mua bán người theo quy định của pháp luật

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội mua bán người như sau:

“Điều 150. Tội mua bán người

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

...

d) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;”

- Khách thể của tội mua bán người: Người phạm tội đã coi con người như một hàng hóa để mua, bán, trao đổi nhằm mục đích kiếm lợi. Hành vi phạm tội xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự, quyền tự do, quyền làm người của nạn nhân.

- Khách quan của tội phạm: thể hiện ở hành vi mua, bán, trao đổi con người để lấy tiền, hàng hóa hoặc các lợi ích khác. Đối tượng của việc mua bán là con người đủ 16 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính (nam, nữ). Các hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, giao nhận người trong các vụ án mua bán người có thể do một người thực hiện nhưng cũng có thể do nhiều người thực hiện. Những người thực hiện ở các vai trò chủ mưu, tổ chức, xúi giục hoặc giúp sức cho người thực hiện hành vi mua bán người đều là đồng phạm của tội mua bán người.

Hậu quả của hành vi mua bán người là con người đó đã bị đem ra mua bán. Nếu người phạm tội đã thực hiện một số hành vi như tìm kiếm người, liên hệ nơi bán, mua, thỏa thuận giá cả, nơi giao nhận… nhưng vì nguyên nhân nào đó ngoài ý muốn mà họ không thực hiện được việc mua bán người thì đó là trường hợp phạm tội chưa đạt. Người thực hiện các hành vi nêu trên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người.

- Chủ thể của tội phạm: Người từ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự đều là chủ thể của loại tội phạm này theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:

“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

- Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp.

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì bạn phạm tội lúc 15 tuổi, bạn mua bán người để đưa ra nước ngoài, do vậy, thuộc trường hợp quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 150 BLHS. Có khung hình phạt từ 8 đến 15 năm.

Về khả năng được hưởng án treo, nếu bạn có nhân thân tốt và xử phạt tù không quá 3 năm thì có thể được xem xét hưởng án treo theo quy định tại Điều 65 Bộ luật Hình sự:

“Điều 65. Án treo

1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.

4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.”

Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo