Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hỏi về tội làm giả con dấu - tài liệu chịu trách nhiệm thế nào?

Hỏi về tội làm giả con dấu, tài liệu - Bạn tôi có nhờ người mua một cái bằng trung cấp để hoàn thiện hồ sơ đi học. Người được nhờ nói là sẽ “mua” được bằng xịn qua con đường đút lót hiệu trưởng. Khi bạn tôi mang bằng đi nộp thì bị phát hiện. Vậy bạn tôi có bị bắt giữ không?

 

toi-lam-gia-con-dautai-lieu-jpg-15032013054012-U1.jpg

Tội làm giả con dấu, tài liệu

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:

 

“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

 

a) Có tổ chức;

 

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

 

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

 

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

 

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

 

e) Tái phạm nguy hiểm.

…”

 

Việc sử dụng bằng giả được xem là có hành vi "sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả". Và hành vi này có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định đã nêu trên.

 

Bên cạnh đó, tại Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt khi vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ như sau: “3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.” Ngoài ra, văn bản, chứng chỉ không hợp pháp sẽ bị thu hồi.

 

-------------

Bạn có thể tham khảo thêm nội dung tư vấn áp dụng văn bản pháp luật theo quy định của Bộ luật hình sự 1999:

 

Điều 267, Bộ luật Hình sự 1999 quy định như sau:

 

1.  Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm;

 

2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội nhiều lần; c) Gây hậu quả nghiêm trọng; d) Tái phạm nguy hiểm;

 

3.  Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 4 năm đến 7 năm; 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng.



Việc sử dụng bằng giả được xem là có hành vi "sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả". Nhưng để xác định người sử dụng có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không thì phải xem xét mục đích của hành vi, nếu mục đích đó "nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân" thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1, Điều 267 Bộ luật Hình sự.



Trong trường hợp người sử dụng bằng cấp giả bị phát hiện khi chưa có hành vi nhằm lừa đối cơ quan tổ chức hoặc công dân thì có thể sẽ bị xử lý theo khoản 2, Điều 14, Nghị định số 49 ngày 11-4-2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục người có hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp, bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp sẽ bị thu hồi.

 

Trân trọng
P. Luật sư tranh tụng - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo