"1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản...".
Do đã có dấu hiệu vi phạm hình sự trong trường hợp này anh làm đơn đến cơ quan Công an huyện Hóc Môn trình báo sự việc là có cơ sở. Trường hợp này, đĩa ghi âm mà anh gửi đến cơ quan công an có thể coi là nguồn chứng cứ và được xem xét để điều tra tuy nhiên băng ghi âm của anh còn phải thỏa mãn theo quy định tại điều 83 Bộ luật tố tụng dân sự 2004:
"Các tài liệu nghe nhìn được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan việc thu âm, thu hình đó”.
Và ngoài ra, đĩa ghi âm của anh cũng không có thông tin về nơi ở hiện tại của vợ, chồng anh Vịnh, chị Loan nên việc anh cho rằng cơ quan công an và Viện kiểm sát huyện Hóc Môn không xem xét chứng cứ của mình là không có cơ sở.
Vì vậy, trong trường hợp này anh có thể làm đơn khiếu nại đến Viện kiểm sát cấp tỉnh về quyết định giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát huyện Hóc Môn. Khi đó, quyết định giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát cấp trên sẽ là quyết định cuối cùng theo quy định tại điều 330 BLTTHS 2003:
"Điều 330. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng và Viện trưởng Viện kiểm sát
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết. Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng".
Ngoài ra, anh nên tiếp tục tìm kiếm thêm những thông tin về 2 người bỏ trốn để quá trình điều tra của cơ quan Công an diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Về thời gian giải quyết vụ án theo tranh chấp dân sự
Do đây là tranh chấp về hợp đồng hợp vay tài sản quy định tại điều 25 BLTTDS 2004 nên thời hạn xét xử kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn có thể là bốn tháng theo quy định tại điều 179
BLTTDS 2004:
"Điều 179. Thời hạn chuẩn bị xét xử
1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án được quy định như sau:
a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này, thời hạn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án".
Sau khi kết thúc thời hạn này Tòa án có thể có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Từ thời điểm có quyết định này đến khi vụ án được xét xử tối đa không quá 2 tháng.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Hỏi tư vấn về dấu hiệu hình sự khi người vay tài sản bỏ trốn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng!
Luật gia: Việt Dũng - Công ty Luật Minh Gia