Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hỏi cung bị can theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự

Theo quy định pháp luật hiện này, nếu như các vụ án, vụ việc dân sự thì trách nhiệm chứng minh thuộc về đương sự thì các vụ án hình sự trách nhiệm chứng minh sẽ do cơ quan tiến hành tố tụng. Nhưng thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp nhầm lẫn giữa hình sự và dân sự. Luật sư sẽ hỗ trợ tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn tố tụng hình sự.

Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. Nếu bạn đang gặp khó khăn cần giúp đỡ, đừng ngần ngại hãy gửi cho chúng tôi qua hotline 1900.6169 để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý như:

- Tư vấn về thời hạn tam giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra.

- Giải đáp thắc mắc về các biện pháp ngăn chặn cuả tố tụng dân sự.

- Tư vấn thời gian tạm giữ tang vật và trường hợp nào tang vật bị tịch thu.

- Tư vấn các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại và hệ quả của việc rút đơn yêu cầu khởi tố của bị hại.

- Tư vấn thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự.

- Tư vấn về khám xét người, nơi ở, nơi làm việc theo quy định tố tụng dân sự.

Để làm rõ hơn vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

2. Trình tự, thủ tục hỏi cung bị can.

Hỏi cung bị can được quy định cụ thể tại Điều 183, điều 184 Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, chi tiết như sau:

Hỏi cung bị can

1. Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên tham gia việc hỏi cung bị can.

2. Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, Điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Việc này phải ghi vào biên bản.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can viết bản tự khai của mình.

3. Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

4. Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết. Việc Kiểm sát viên hỏi cung bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.

5. Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên bức cung, dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

6. Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Biên bản hỏi cung bị can

1. Mỗi lần hỏi cung bị can đều phải lập biên bản.

Biên bản hỏi cung bị can được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015; phải ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, các câu hỏi và câu trả lời. Nghiêm cấm Điều tra viên, Cán bộ điều tra tự mình thêm, bớt hoặc sửa chữa lời khai của bị can.

2. Sau khi hỏi cung, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải đọc biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc. Trường hợp bổ sung, sửa chữa biên bản thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra và bị can cùng ký xác nhận. Nếu biên bản có nhiều trang thì bị can ký vào từng trang biên bản. Trường hợp bị can viết bản tự khai thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra và bị can cùng ký xác nhận vào bản tự khai đó.

3. Trường hợp hỏi cung bị can có người phiên dịch thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, đồng thời giải thích cho bị can biết quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch; người phiên dịch phải ký vào từng trang của biên bản hỏi cung.

Trường hợp hỏi cung bị can có mặt người bào chữa, người đại diện của bị can thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích cho những người này biết quyền và nghĩa vụ của họ trong khi hỏi cung bị can. Bị can, người bào chữa, người đại diện cùng ký vào biên bản hỏi cung. Trường hợp người bào chữa được hỏi bị can thì biên bản phải ghi đầy đủ câu hỏi của người bào chữa và trả lời của bị can.

4. Trường hợp Kiểm sát viên hỏi cung bị can thì biên bản được thực hiện theo quy định của Điều này. Biên bản hỏi cung bị can được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án.

--------------

Tham khảo tình huống luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến:

Câu hỏi - Đánh nhau gây thương tích 33% bị xử lý như thế nào?

Luật sư cho tôi hỏi: Vào năm 2017, A có tham gia trong một buổi nhậu với 3 người bạn có mâu thuẫn và  đánh nhau với 1 người nhưng A không đánh. Người bị hại cũng xác nhận A không đánh người này. Người bị hại kiện 3 người kia. tới khi ra tòa thì 1 người trong nhóm nói A có mang lên 2 con dao để đưa cho nhóm đánh. Xin hỏi trường hợp này giải quyết như thế nào. và hình phạt ra sao. Người bị hai giám định lần 1 là thương tích 15% sau đó đi  giám định lại thì lại lên thành 33%. Xin cảm ơn.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn như sau (Thời điểm sảy ra vụ việc là năm 2017).

Việc chứng minh tội phạm thuộc trách nhiệm của Cơ quan tiến hành tố tụng: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và TAND có thẩm quyền. Theo diễn biến vụ việc thì lời khai của bị cáo trên mẫu thuẫn với các đồng phạm, người bị hại và của em anh không thể chỉ sử dụng lời khai của người này để buộc tội.

Vậy, để xử lý hình sự đồi với em anh, buộc cơ quan công tố phải đưa ra đầy đủ căn cứ chứng minh.

Tỷ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân là căn cứ chính để định tội danh và khung hình phạt cụ thể. Với tỷ lệ thương tích là 33% và các bị cáo có sử dụng hung khí nguy hiểm là dao bầu thì sẽ bị truy cứu TNHS theo quy định tại Khoản 3 Điều 104 BLHS với khung hình phạt từ 5 đến 15 năm.

Điều 104 Bộ luật hình sự quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác 

"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

....

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm".

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo