Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hình phạt với người đánh bạc khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ?

Bố mẹ em đi hộ đám cưới họ hàng. Khi về bố em đã uống rượu và thấy nhà bên cạnh tỏ chức đánh bạc với hình thức sóc đĩa. Bố em có 50 nghìn vào và đổi thành 5 tờ 10 nghìn. Đánh hết số tiền đó bố em về ngủ, đến khi mẹ em về thấy như này nên cũng vào xem.

Mẹ em thì ko có tiền. Thấy mọi người đánh vậy nên cũng nhờ 1 người chơi đánh hôn 50 nghìn. Và thua . được khoảng 10 phút sau có tiếng súng nổ, công an vào bắt. Thấy mọi người chạy nên mẹ em cũng chạy và bị ngã từ độ cao 3 mét, mẹ em bị công an bắt khi bị đưa về huyện, mẹ em bị đau lưng và đưa đi khám bs kết luận gãy cột sống lưng, phải mổ với chi phí cao, gia đình em rất khó khăn, em xin hỏi với vụ việc như vậy. Bố mẹ em có xin được phạt hành chính ko , phạm tội lần đầu với số tiền đánh bạc nhỏ, lý lịch trong sạch ạm em xin luật sư giải đáp cho, em xin cảm ơn!
Số tiền thu được là 2 triệu 100 nghìn đồng!
 
Hình phạt với người đánh bạc khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ?
Hình phạt với hành vi đánh bạc?
 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Về hành vi đánh bạc

 

Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội đánh bạc như sau:

 

“1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

 

Số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc là tổng số tiền và hiện vật thu giữ được theo quy định tại khoản 3, điều 1 Nghị định số: 01/2010/NQ-HĐTP bao gồm:

 

“a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;

 

b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;

 

c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.”

 

Và theo quy định tại khoản 4 điều 1 nghị định số: 01/2010/NQ-HĐTP giá trị dùng để đánh bạc đối với từng người là tổng số tiền thu giữ được quy định tại khoản 3 điều này:

 

“4. Khi xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc cần phân biệt:

 

a) Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc được hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.”

 

Do đó, số tiền cơ quan công an thu giữ được 2.100.000 đồng được coi là số tiền mà mẹ bạn cùng những người bị bắt tham gia để đánh bạc, tuy nhiên theo quy định tại ĐIều 321 đã nêu trên thì số tiền này chưa đủ để cấu thành tội danh đánh bạc.

 

Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về hành vi đánh bạc trái phép như sau:

 

“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:

 

a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

 

b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

 

c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;

 

d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.

…”

 

Như vậy, hành vi đánh bạc của mẹ bạn sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng.

 

----------------

Bạn có thể tham khảo thêm nội dung tư vấn áp dụng theo quy định của Bộ luật hình sự 1999:


Về hành vi đánh bạc

Theo quy định tại điều 248 BLHS về tội đánh bạc:

"1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm".

Số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc là tổng số tiền và hiện vật thu giữ được theo quy định tại khoản 3, điều 1 Nghị định số : 01/2010/NQ-HĐTP:

:"3. “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:

a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;

b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;

c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc".
 
Và theo quy định tại khoản 4 điều 1 nghị định số: 01/2010/NQ-HĐTP giá trị dùng để đánh bạc đối với từng người là tổng số tiền thu giữ được quy định tại khoản 3 điều này:

"4. Khi xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc cần phân biệt:

a) Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc được hướng dẫn tại khoản 3 Điều này".


Do đó, số tiền cơ quan công an thu giữ được 2.100.000 đồng được coi là số tiền mà mẹ bạn cùng những người bị bắt tham gia để đánh bạc và theo quy định tại điều 248 BLHS thì mẹ bạn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Về hình phạt đối với người phạm tội

Tuy nhiên, theo như bạn trình bày thì trong trường hợp này mẹ bạn có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại điều 46 BLHS 2009 là phạm tội lần đầu; thành khẩn khai báo:.. ngoài ra việc mẹ bạn còn phải chữa trị bệnh với chi phí cao và điều kiện gia đình bạn khó khăn thì cũng có thể được Tòa án xem xét là tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 điều 46 BLHS 2009:

"2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án".

Do đó, theo quy định tại điều 47 BLHS 2009 thì mẹ bạn có thể được giảm khung hình phạt và có thể được Tòa án xem xét để chuyển sang hình phạt nhẹ hơn hình phạt quy định tại khoản 1 điều 248 BLHS:

"Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án".

Mức hình phạt cụ thể sẽ do Tòa án quyết định nhưng trong trường hợp này có thể mẹ bạn sẽ chỉ bạn xử phạt hành chính và cải tạo không giam giữ.

 

Trân trọng!
Luật gia: Việt Dũng - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo