LS Nguyễn Phương Lan

Hành vi vượt biên trái phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Hành vi vượt biên không qua con đường chính ngạch là hành vi trái quy định của pháp luật, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, đây là một vấn đề nhức nhối. Vậy, hành vi vượt biên trái phép bị xử lý như thế nào? Luật Minh Gia giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề này như sau:

1. Luật sư tư vấn về hệ quả pháp lý của hành vi vượt biên trái phép

Việc đi ra ngoài lãnh thổ một quốc gia không tuân theo quy định pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của quốc gia sở tại được coi là hành vi vượt biên trái phép. Ở nước ta, đây là hành vi vi phạm pháp luật và có nhiều hình thức xử lý khác nhau, thậm chí sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Để hiểu rõ hơn về hậu quả của hành vi vượt biên trái phép cũng như các hình thức xử lý, các hình phạt khi có hành vi vượt biên trái phép bạn cần nắm rõ các quy định pháp lý về hành vi này.

Nếu bạn đang thắc mắc hoặc có vấn đề chưa rõ đối với quy định pháp luật về hành vi vượt biên trái phép, hãy liên hệ với công ty Luật Minh Gia qua Email hoặc gọi Hotline: 1900.6169 để được hướng dẫn tư vấn các vấn đề như:

- Quy định pháp luật về hành vi vượt biên trái phép;

- Hình thức xử lý đối với các cá nhân có hành vi vượt biên, tổ chức vượt biên trái phép;

- Tư vấn tất các các quy định của pháp luật về hình sự.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống tư vấn dưới đây để có thêm thông tin pháp lý về hành vi vượt biên trái phép cũng như tham khảo cho tình huống pháp lý của minh.

2. Hỏi quy định pháp luật về hành vi vượt biên trái phép

Nội dung tư vấn như sau: ​Em chào luật sư ạ. Lời đầu tiên em chúc luật sư mạnh khỏe, an khang và thành đạt. Em có câu hỏi như sau ạ: Anh trai em làm thợ hàn gần biên giới. Có quen biết khách hàng bên TQ và vừa rồi được họ mời sang để hàn cửa cho 1 gia đình. Tuy nhiên anh đấy không làm giấy thông hành mà vượt biên sang ( do thường xuyên vượt thành thói quen). 

Không hiểu tranh chấp khách hàng thế nào mà bị người báo công an anh trai em vượt biên trái phép. Và đã bị công an bên đó bắt giữ 1 tháng nay chưa được thả. Có nhờ người liên lạc thì họ bảo đã bị đưa lên tỉnh. Nay em xin luật sư tư vấn là hình phạt vượt biên trái phép là như thế nào. Công an bên họ bắt giữ như vậy có đúng không. Và có cách nào để bảo lãnh không ạ. mong nhận được phản hồi sớm từ luật sư ạ Em xin cảm ơn nhiều ạ!

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin được tư vấn về trường hợp này như sau:

Thứ nhất, về hành vi vượt biên trái phép, hành vi này được hiểu là hành vi qua lại biên giới quóc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định pháp luật.

Căn cứ tại Điểm a Khoản 3 Điều 17Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định: phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi:qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định;

Và tại Điểm b Khoản 1 Điều 67 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã là phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội.

Thứ hai, rrong trường hợp này bạn cần xác định về những thông tin từ phía cơ quan điều tra về nội dung vượt biên trái phép này có yếu tố phạm tội hay không; tức cần xác định mục đích vượt biên trong trường hợp này là gì, nếu chỉ đơn thuần là hàn cửa thì chưa có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự và nếu như vượt biên để buôn bán hoặc mục đích khác thì vẫn có căn cứ xác định tội phạm như tội buôn lậu,... Cho nên. nếu như có các căn cứ liên quan đến việc khởi tố vụ án hình sự thì cơ quan điều tra mới được áp dụng biện pháp tạm giam để điều tra. Nếu không có căn cứ thì cơ quan công an chỉ có quyền áp dụng biện pháp  tạm giữ và không được áp dụng biện pháp này quá 9 ngày. Cho nên, nếu chưa có yếu tố phạm tội thì gia đình nên có ý kiến về hành vi giam giữ người không có căn cứ từ phía cơ quan công an.

Ngoài ra, nếu như công an có căn cứ khởi tố vụ án hình sự về những loại tội khác mà có quyết định tạm giam thì gia đình có thể sử dụng biện pháp bảo lĩnh hoặc đặt tiền hoặc tài sản khác để bảo đảm theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 để được tại ngoại như sau:

“Điều 121. Bảo lĩnh

1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

2. Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

....

Điều 122. Đặt tiền để bảo đảm

1. Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.

--------

>> Tư vấn quy định pháp luật hình sự, gọi: 1900.6169

Câu hỏi thứ 2 - Tư vấn quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thân chào luật sư.cách đây 10 năm, gia đình tôi gặp khó khăn về tài chính. vì khó khăn nên cũng ko được ăn học gì nhiều, nên tôi có nhờ cậu em (em rể) cầm sổ đỏ đi vay tiền giúp về trang trải cuộc sống và nuôi con ăn học. tuy nhiên, khi cầm được tiền cậu ấy ko đưa lại cho tôi mà cầm luôn đi làm ăn của mình, rồi báo lại với tôi là cty phá sản.tôi nghĩ tình anh em nên cũng ko nói nặng gì cậu ấy, bảo cậu ấy lo làm ăn rồi lấy sổ về cho anh. nhưng rồi một năm, hai năm ... chơ tới nay hơn 10 năm trời cậu ấy vẫn chỉ hứa . hứa với tôi rất nhiều lần mà ko lấy sổ về cho tôi.(sổ đỏ cậu ấy đưa cho 1 người bạn để vay 65 triệu đồng cách đây 10 năm.)nay tôi muốn lấy sổ về để xoay xở kinh tế gia đình. vì nghĩ tình anh em nên tôi đã nhịn nhiều lần, nay tôi nghĩ lại, về phía tôi tôi nghĩ anh em. nhưng về cậu ấy, cậu ấy ko coi tôi là anh em ngay từ đầu rồi.câu chuyện của tôi như vậy. luật sư cho tôi hỏi trong tình huống này tôi phải xử lý ra sao?  cậu ấy làm như vậy có được coi là lừa đảo chiếm đọat tài sản không? Nếu có, thì các thủ tục tố cáo như thế nào? Mong luật sư hướng dẫn cụ thể giúp tôi.chân thành cảm ơn và hậu tạ !

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự cụ thể sau đây:

>> Như thế nào mới cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

>> Khung hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

>> Phân tích về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo