LS Hoài My

Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự

Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề dân sự có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự

1. Luật sư tư vấn về hình sự

Tội phạm thực hiện trên thực tế, nhiều trường hợp làm phát sinh không chỉ quan hệ pháp luật hình sự mà còn làm phát sinh quan hệ dân sự, tố tụng dân sự Vậy trách nhiệm thanh toán, trả lại tài sản cho chủ sở hữu thuộc trách nhiệm của người phạm tội hay người thân của người phạm tội? 

Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này và chưa biết hỏi ai thì hãy liên hệ tới Luật Minh Gia bằng cách gửi câu hỏi tư vấn hoặc Gọi: 1900.6169, luật sư chúng tôi sẵn sàng giải đáp mọi vướng mắc của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây để có thêm kiến thức pháp luật.

2. Trách nhiệm trả lại tài sản cho chủ sở hữu

Câu hỏi tư vấn: Tôi không may bị một người bạn lừa gạt rồi chiếm đoạt chiếc xe máy đi bán. Và tôi đã báo công an và bắt được tội phạm. Giờ bên công an định giá trị mà bên gia đình đó bồi thường cho tôi là 25 triệu. Xin cho tôi hỏi nếu người đó gây tội nhưng gia đình người nhà cũng nghèo thì gia đình đó có bồi thường cho tôi không nếu tòa tuyên án. Nếu gia đình đó giả vờ không chịu bồi thường thì tôi phải làm sao? 

Trả lời. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì người bạn đó đã lừa đảo chiếm đoạt chiếc xe của bạn và người bạn đó đã bị công an bắt giữ.

Căn cứ Điều 48 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi như sau:

Điều 48. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi

1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.

2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.

Theo đó, người bạn kia sẽ phải trả lại chiếc xe máy cho bạn; nếu không trả lại được bằng vật thì phải trả bằng tiền hoặc nếu trả lại xe nhưng bị hư hỏng thì phải bồi thường. Và vấn đề bồi thường trong vụ án hình sự sẽ được giải quyết theo Bộ luật dân sự về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Điều 586 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:

Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Căn cứ quy định trên thì người bạn đó phải tự bồi thường cho hành vi gây thiệt hại của mình do người bạn đó là người đã thành niên. Nên nếu người bạn đó có tài sản riêng thì bố mẹ người đó phải lấy tài sản riêng của người bạn đó để bồi thường cho bạn; còn bố mẹ người bạn đó không phải lấy tiền của họ ra để bồi thường.

Trong trường hợp người bạn đó có tài sản riêng nhưng bố mẹ bạn đó không chịu lấy ra để bồi thường cho bạn như quyết định mà Tòa án đã tuyên thì cơ quan thi hành án sẽ cưỡng chế thi hành theo quy định tại Điều 46 Luật thi hành án dân sự 2014 bằng các biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 71 Luật thi hàng án dân sự 2014.

Điều 71 Luật thi hành án dân sự 2014 quy định về Biện pháp cưỡng chế thi hành án như sau:

“1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.”

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo