Hoàng Thị Kim Lý

Giải quyết trường hợp người thân trong gia đình sử dụng bạo lực thường xuyên

Luật sư trợ giúp về mặt pháp luật để gải quyết vấn dai dẳng kéo dài hơn 10 năm nay mà không giải quyết được.Sự viêc là như sau: tôi có một người anh trai sinh năm 1981 ngỗ ngược vô cùng thường xuyên chủi bới, đánh đập bố mẹ tôi, rât nhiều lần và tất cả các anh em trong nhà. Và không ai dám về nhà vì nó dọa se giết tồi nếu về nhà.

 

Kính chào Luật sư,Khi viết thư này nhờ  Luật sư trợ giúp về mặt pháp luật để gải quyết vấn dai dẳng kéo dài hơn 10 năm nay mà không giải quyết được.Sự viêc là như sau:Tôi có một người anh trai sinh năm 1981 ngỗ ngược vô cùng thường xuyên chủi bới, đánh đập bố mẹ tôi, rât nhiều lần và tất cả các anh em trong nhà. Và không ai dám về nhà vì nó dọa se giết tồi nếu về nhà.Đỉnh điểm gần đây là ngày chủ nhật nó gây gỗ và đánh mẹ tôi (năm nay 70 tuổi) bầm tím mắt phải, Bố tôi lên tiếng thì nó đánh làm bố tôi ngả giưa nhà bất tĩnh và bị sưng một cục sau đâu.Cách đây 10 năm nó cũng có đánh Bố tôi một lần bị may 5 mũi ở trán. và lúc đó anh em tôi đã nhờ chính quyền can thiệp và rồi họ nói không có cơ sở giải quyết nên cũng cho no về và gia đình anh em cũng nói cho nó cơ hội sửa đổi nhưng chứng nào tâtj đó, năm nào nó cũng gây gỗ hết nguuời này trong gia đình rồi đến người khác, rồi bố mẹ. ai nó cũng chửi bới, đánh đập vì thấy trong nhà ai cũng nhịn vì đều là người nhà.Ai ngờ đến lúc này nó vẫn chứng nào tật đó.Bố Mẹ tôi đã già mà sống cũng ko yên,Chính quyền thì nói không có cách giải quyết và nói gia đình thì chỉ có gia đình tự giải quyết và vì thằng này có tính thù nó nói Cong an làm gì được nó và nếu báo hoặc làm đơn thì nó sẽ chửi bới đánh đập Bố Mẹ tôi,Bây giờ Bố Mẹ nói làm sao để giúp Bố Mẹ với chứ cuối đời 70-80 tuổi rồi mà sống cũng không yên.Bố Mẹ tôi tha thư và bảo bọc nó rât nhiều hi vong nó co ngày sửa đổi những bây giờ đã bất lực.Nó càng ngày càng hung hãng và mất dạy, bà con hang xóm không ai dám đến nhà, bây giờ lễ Tết, đám giỗ cũng không ai dám vào nhà. Thật là quá đau đớn và buôn quá Mong Quý  Luật sư tư vấn về pháp luật xem có cách nào xử lý không?Và các bước trình tự xử lý triệt để vấn đề này giúp tôi và gia đìnhCảm ơn và mong tin sơm từ Quý Luật sư

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh gia chúng tôi, vấn đề bạn đưa ra chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ Điều 42 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định về xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình:

 

“1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của khoản 1 Điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.

 

3. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình”

 

Bên cạnh đó, theo Mục 4 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:

 

Tại Điều 49 quy định về Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình:

 

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

 

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

 

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

 

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

 

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

 

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

...

 

Ngoài những chế tài hành chính nêu trên, nếu hành vi bạo lực gia đình có tính chất nghiêm trọng, cấu thành tội phạm thì còn có thể bị còn có thể bị  xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác (Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015); tội hành hạ người khác (Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 2015);… .Theo đó, hình phạt đối với các tội này có thể là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn.

 

Như vậy bạn có thể đưa ra những căn cứ trên để khuyên anh trai mình chấm dứt những hành vi bạo lực trên. Trong trường hợp anh trai bạn vẫn có tình thực hiện những hành vi trên thì bạn có quyền tự mình tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền: UBND hoặc công an, yêu cầu các cơ quan này xử lý đối với hành vi vi phạm này. Cơ quan có thẩm quyền trên sẽ căn cứ vào những hành vi cụ thể của anh trai bạn để có những hình phạt hợp lý.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Nguyễn Thị Hằng Nga - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo