Nông Bá Khu

Giả mạo chữ ký nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác

kính gửi công ty Luật Minh Gia. Tôi có sự việc xin trình bày như sau nhờ Quí công ty tư vấn. Năm 2006 tôi và người bạn tên B có hùng vốn với nhau để xây dựng trường mầm non. Hai bên ký một thỏa thuận(không qua công chứng) có tên " điều lệ trường mầm non" với phần góp vốn như sau tôi : 30%(tương đương 360 triệu), bạn tôi ông B : 70%(tương đương 840 triệu).

 

Và tỉ lệ này được áp dụng để chia lợi nhuận hàng tháng. Tuy nhiên đến năm 2016 ông Bình muốn đẩy tôi ra để làm một mình và hai bên có thương lượng giá cả để tôi ra đi nhưng bất thành. Do mâu thuẩn nên từ thàng 5/2016 đến nay ông Bình không chia lợi nhuận hàng tháng cho tôi. Qúa bức xúc nên tôi đã gửi đơn kiên lên cơ quan điều tra thành phố. Khi cơ quan công an yêu cầu hai bên đưa ra chứng cứ về tỉ lệ phần hùng. về phần tôi, tôi đưa ra chứng từ chứng minh mình góp vốn 30%(cụ thể là bản điều lệ trường mần non có chữ ký của 2 bên, có bản gốc lưu tại phòng GDTPTDM), về phần ông Bình cũng đưa ra bản điều lệ với phần vốn góp tôi 10% và ông Bình 90%. Và bản điều lệ của ong Bình có chữ ký của tôi được công an đước công an đưa đi giám định và kết quả là ông Bình đã giả mạo chữ ký của tôi. Tuy nhiên công an cho biết không đủ chứng cứ để truy tố trách nhiệm hình sự đối với ông B vì chưa gây thiệt hại và bảo tôi mang hồ sơ gửi tòa án dân sự để giải quyết. Vậy tôi nhờ luật sư tư vấn dùm công an nói vậy có đúng không? Vì chúng tôi đang tranh chấp phần góp vốn mà ông bình lại làm giấy tờ khống để hạ phần góp vốn của tôi xuống, vậy thì tại sao không gây thiệt hại về kinh tế. Và nếu công an ra quyết định như vậy thì tôi có được quyền yêu cầu điều tra lại hay không? và cơ quan nào để tôi gửi đơn. Cần nói thêm là toàn bộ hồ sơ giây tờ thành lập trường điều do tôi đứng tên, ong bình không có chức năng gì trong trường, nhưng do hồi mới thành lập tôi để cho vợ ông bình quản lý về thu chi nên bây giờ tôi không có tiếng nói gì vì không nắm tài chính. Con dấu cũng bị ông bình chiếm luôn. Tôi chỉ quản lý về mặc hành chính.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia chúng tôi,về vấn đề của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Trước hết, hành vi giả mạo chữ ký của người khác là trái quy định của pháp luật và tùy vào mục đích mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

 

Hành vi giả mạo chữ ký của người khác để chiếm đoạt tài sản, tước quyền thừa kế của ngươì khác hoặc giả mạo để thực hiện hợp đồng tặng cho, mua bán thì có thể phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 139 Bộ luật Hình sự năm 1999 .

 

Đối với một người có chức vụ, quyền hạn mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn nhằm mục đích trục lợi thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo trong công tác theo Điều 284 Bộ luật Hình sự.

 

Người giả mạo chữ ký đều có động cơ riêng của mình, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng bị coi là tội phạm. Căn cứ vào sự việc bạn đã trình bày thì hành vi giả mạo chữ kí của ông Bình có thể thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009.

 

Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn, việc công an không khởi tố vụ án hình sự là đúng bởi hành vi của ông Bình chưa đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mặc dù có hành vi giả mạo chữ ký của người khác để nhằm chiếm đoạt tài sản nhưng xét về cấu thành tội phạm thì là chưa đủ để bị truy cứu.

 

"Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm".

 

Theo đó thì người thực hiện hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm:

 

Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó .

 

Ý thức chiếm đoạt có trước thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt. Thủ đoạn gian dối có trước khi giao tài sản giữa người bị hại và người phạm tội.

 

Khách thể là quyền sở hữu tài sản của người khác.

 

Chủ thể là bất cứ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

 

Tức là, nếu muốn khởi tố vụ án thì bạn phải đưa ra được tài liệu, thông tin chứng minh rằng ông Bình ngay từ đầu (khi 2 người hùn vốn làm làm) đã có thủ đoạn gian dối.

 

 Có được quyền yêu cầu điều tra lại hay không?

 

Khi bạn có căn cứ cho rằng quyết định không khởi tố vụ án hình sự của cơ quan công an là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn thì bạn có quyền khiếu nại quyết định này đến cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào Điều 325 Bộ luật tố tụng hình sự 2003.

 

"Điều 325. Người có quyền khiếu nại

 

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi íích hợp pháp của mình."

 

Điều 329. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Điều tra viên, Phó thủ trưởng và Thủ trưởng Cơ quan điều tra

 

Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra do Thủ trưởng Cơ quan điều tra xem xét, giải quyết trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp phải xem xét, giải quyết. Viện kiểm sát cùng cấp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng.

 

Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Thủ trưởng Cơ quan điều tra và các quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra đã được Viện kiểm sát phê chuẩn do Viện kiểm sát cùng cấp giải quyết trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết. Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng."

 

Như vậy, căn cứ vào các quy định tại Điều 329 Bộ luật tố tụng hình sự, nếu bạn không đồng ý với quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra thì bạn có thể khiếu nại trực tiếp đến cơ quan điều tra đó và thẩm quyền giải quyết khiếu nại là Thủ trưởng Cơ quan điều tra. Tuy nhiên nếu bạn không chứng minh được ông Hùng có ý định chiếm đoạt tài sản ngay từ đầu và trên thực tế đã chiếm đoạt được số tiền trên 2 triệu đồng thì yêu cầu khiếu nại của bạn cũng không được giải quyết. Khi này bạn làm đơn ra Tòa án dân sự để yêu cầu giải quyết tranh chấp về phân chia lợi nhuận.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Giả mạo chữ ký nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn luật Hình sự trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

Cv.Vũ Hà - Công ty Luật Minh Gia!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo