LS Nguyễn Thùy Dương

Giả chữ ký của giám đốc bị xử lý thế nào?

Chào luật sư, tôi muốn hỏi phó giám đốc công ty TNHH hai thành viên giả chữ ký của giám đốc để ký trên hóa đơn giá trị gia tăng thì có vi phạm luật không? và nếu phó giám đốc chỉ giả chữ ký giám đốc để ký hóa đơn GTGT mà không có mục đích trục lợi thì có vi phạm luật không? trường hợp này sẽ bị xử lý như thế nào?Mong nhận được sự tư vấn. Cám ơn!

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Hành vi giả mạo chữ ký của người khác là trái quy định của pháp luật và tùy vào hậu quả xảy ra có thể bị xử lý vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực cụ thể. Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào các yếu tố như động cơ, mục đích phạm tội.

 

Tại Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định về Tội giả mạo trong công tác như sau:

 

“Điều 359. Tội giả mạo trong công tác

 

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

 

a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;

 

b) Làm, cấp giấy tờ giả;

 

c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

 

a) Có tổ chức;

 

b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;

 

c) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.

 

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

 

a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 06 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả;

 

b) Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng...”

Do thông tin bạn cung cấp không rõ ràng nên bạn cần xác định làm rõ hành vi của Phó giám đốc có đủ để cấu thành hành vi phạm tội theo quy định nêu trên hay không? Hành vi được coi là tội phạm khi có đủ 4 yếu tố sau: yếu tố chủ quan, yếu tố khách quan, yếu tố chủ thể, yếu tố khách thể.

 

- Yếu tố chủ quan: Hành vi giả mạo là cố ý hay không? Họ có lường trước được hậu quả của hành vi không?

 

- Yếu tố chủ thể: Người thực hiện hành vi đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hay chưa? Trường hợp của bạn thi chắc chắn đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

 

- Yếu tố khách quan:Dấu hiệu của hành vi giả mạo là gì? Việc giả mạo chữ ký gây thiệt hại như thế nào?

 

- Yếu tố Khách thể: là đối tượng tác động, cụ thể trường hợp này là các chứng từ hóa đơn GTGT.

 

Theo đó, nếu hành vi giả mạo mà không nhằm mục đích trục lợi thì sẽ không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu hành vi không đủ cấu thành tội phạm nhưng nếu có thiệt hại xảy ra thì có thể bị xử phạt hành chính.

 

Mức tiền xử phạt vi phạm hành chính phụ thuộc vào tính chất cũng như mức độ của hành vi vi phạm và tùy thuộc việc giả mạo chữ kí trong từng lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn, trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, theo quy định tại Điều 19, Nghị định 131/2013/NĐ–CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả và quyền liên quan phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm.

 

Trân trọng!

Cv Nguyễn Thị Thùy Dương - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo