Cà Thị Phương

Gây thương tích tỷ lệ thương tật trên 60% xử lý thế nào

Vào dịp tết nhóm bạn của anh con đang ngồi chơi thì (A) đang trong tình trạng say khướt cầm dao xông vào gây sự, nhưng sau đó nhóm anh con đã tịch thu dao và trở (A) về. Một lúc sau (A) quay lại và cầm theo một con dao khác đâm một (B) trong nhóm bạn của anh con. Nhóm anh con vì thấy bạn bị đâm nên xông vào đánh (A), trong đó có (C) là em trai của (B)(người bị (A) đâm) dùng cây đập vào đầu khiến (A) bất tỉnh.

1. Gây thương tích tỷ lệ tổn thương cơ thể trên 60% xử lý thế nào?

Hỏi:

Sau khi vụ việc xảy ra anh của con trở (A) đi cấp cứu, sau đó anh con quay về bỏ trốn cùng bạn. Trong khi anh con bỏ trốn thì gia đình con biết tin và có lên đưa cho gia đình (A) một khoản tiền để chi trả viện phí. Một thời gian sau, khi (A) hồi phục và khởi kiện với giấy thương tật là 63%. Trong thời gian này anh con đã về và bị công an bắt giữ để điều tra. Gia đình con có gặp (A) và (A) muốn số tiền 10 triệu bồi thường, sau khi đưa tiền (A) viết đơn bãi nại cho anh con. Con xin được hỏi có đơn bãi nại của (A) rồi thì anh con có được giảm mức án không ạ. Và sẽ phải chịu mức án cao nhất là bao nhiêu năm?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

...

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;

...

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

...

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

...

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

...”

Như vậy, với tỷ lệ thương tật 63% của (A) hành vi phạm tội của nhóm anh bạn thuộc Khoản 3 quy định nêu trên với mức cao nhất của khung hình phạt là 10 năm tù. Trường hợp người bị hại rút đơn bãi nại thì vụ án vẫn tiến hành khởi tố bình thường. bởi lẽ theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự thì đây không phải là trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại:

“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”

Tuy nhiên, trong quá trình xét xử, Tòa án có thể xem xét một số các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho anh bạn theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

“Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

...

r) Người phạm tội tự thú;

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

...”

---

2. Mức hình phạt dành cho tội cố ý gây thương tích

Câu hỏi:

Bạn cháu hôm trước đi chơi về bị 1 hội chặn đánh gồm gần 20 người, mới về đến cổng phòng trọ thì bị họ lao vào đánh và chúng cháu bỏ chạy. Họ đuổi theo và lấy mũ bảo hiểm đập vào mặt và đầu bạn cháu. Vì bảo vệ bạn cháu nên mấy bạn nhặt được gậy ở bên đường đánh trả lại họ và không may đánh vào đầu 1 người bên kia gây chấn thương sọ não. Luật sư cho cháu hỏi như thế chúng cháu có bị phạm tội không và nếu bị thì khung xử phạt với bạn cháu như thế nào ạ.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, có một nhóm người thực hiện hành vi đánh các bạn trước. Khi các bạn bỏ chạy, nhóm này tiếp tục có hành vi đuổi và đánh một người bạn trong nhóm. Trong trường hợp này có thể xác định các bạn có hành vi phòng vệ chính đáng.

Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:

“1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”

Tuy nhiên, hành vi phòng vệ chính đáng này đã dẫn đến hậu quả là một người bị chấn thương sọ não. Do đó, hành vi này có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội theo quy định tại Điều 136 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

…”

Như vậy, nếu trong trường hợp này bạn của bạn có hành vi gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì mức xử phạt sẽ là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo