LS Xuân Thuận

Đồng phạm tội phạm cố ý gây thương tích và bảo lãnh tạm giam

Người thân của em đang bị tạm giam để điều tra về tội gây rối trật tự công cộng. Theo em được biết, vì mâu thuẫn ở quán nhậu từ trước nên anh T mới gọi điện thoại cho đám bạn của người thân em ra, sau đó xảy ra đánh nhau, có sử dụng súng, lựu đạn tự chế, bạn của người thân em còn dùng dao... và đã gây ra thương tích cho nhiều người. Người thân em ko tham gia đánh nhau, chỉ chở bạn tới rồi đứng bên ngoài nhưng người thân em đang bị tạm giam.

Câu hỏi: Cho em hỏi: nếu như sự viêc trên người thân em có phạm tội ko? Loại tội phạm là gì? Người thân em có cách nào chứng minh là mình ko tham gia đánh nhau gây thương tích? Người thân em bị tạm giam thời hạn là bao lâu? Có thể bảo lãnh không? Nếu có hình thức như thế nào? Em xin cảm ơn rất nhiều!
 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
 
Người thân của bạn có thể bị xét là diện đồng phạm theo quy định tại Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015:
 
Điều 17. Đồng phạm

 

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

 

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

 

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

 

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

 

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

 

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

 

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

 

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

 

Theo đó, nếu người thân của bạn hoàn toàn chỉ chở người phạm tội đến rồi đứng ngoài thì vẫn được coi là đã tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm của người phạm tội và được xem là đồng phạm dưới diện “người giúp sức”.
 
Để chứng minh người thân bạn không tham gia đánh nhau gây thương tích cần rất nhiều yếu tố như bằng chứng tại hiện trường xảy ra xô xát, nhân chứng, lời khai các bên, chứng cớ ngoại phạm,…
 
Thời hạn tạm giam đối với người thân bạn sẽ tùy vào tính chất nghiêm trọng của tội phạm (việc xác định mức độ nghiêm trọng được quy định tại Điều 9 Bộ Luật hình sự 2015, theo đó, tính nghiêm trọng phụ thuộc vào mức độ thương tổn của người bị hại, tính chất có tổ chức của vụ việc,…).
 
Theo đó, Điều 173 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:
 
Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra

 

1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

 

2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

 

Việc gia hạn tạm giam được quy định nh¬ư sau:

 

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;

 

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;

 

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;

 

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

 

Để bảo lãnh người đang bị tạm giam, bạn có thể sử dụng 2 cách thức là bảo lĩnh hoặc đặt tiền để bảo đảm. Bộ luật Tố tụng hình 2015 có quy định cụ thể về hai biện pháp này như sau:

 

Điều 121. Bảo lĩnh

 

1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

 

2. Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

 

Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

 

Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
 

 

Điều 122. Đặt tiền để bảo đảm

 

1. Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.

 

Theo đó, gia đình bạn có thể áp dụng biện pháp bảo lĩnh hoặc đặt tiền để bảo đảm để xin tại ngoại cho người nhà mình nếu được cơ quan có thẩm quyền đồng ý.

 

Trân trọng!    
Cv Nguyễn Thúy Hạnh – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo