Luật sư Vũ Đức Thịnh

Đòi lại tài sản cho vay khi có thể chấp

Tôi có cho bên B vay số tiền 150 triệu hai bên thỏa thuận và làm hợp đồng thế chấp sổ đỏ ký tên nhưng không công chứng. nay đã quá hạn nhưng bên B rời khỏi nơi cư trú gọi điện thì không nghe máy vậy tôi xin tư vấn làm cách nào để lấy lại tiền. tôi có thế mang hợp đồng và sổ đỏ của bên B để bán lại cho ngân hàng không?

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty luật Minh Gia, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

 

Điều 175  Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

 

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

 

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

 

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

Theo đó, nếu hành vi rời khỏi nơi cư trú của người kia được coi là bỏ trốn nhằm không trả lại số tiền đó và bạn có thể trình báo với cơ quan công an để được can thiệp giải quyết.

 

Tuy vậy, để tránh phức tạp, bạn có thể xem xét việc này dưới góc độ dân sự. Đó là việc không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện theo quy định tại Điều 299 Bộ luật dân sự 2015:

 

Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

 

1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

 

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

 

3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định"

 

Tuy nhiên, hợp đồng thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại chưa được công chứng nên không phát sinh giá trị pháp lý, tuy nhiên bạn có thể sử dụng những văn bản này như căn cứ chứng minh tồn tại giao dịch vay tiền thế chấp tài sản giữa các bên. Khi đó, bạn có thể đem hợp đồng vay và hợp đồng thế chấp đến tòa án yêu cầu phát mãi tài sản để được nhận lại số tiền đã cho vay và khoản bồi thường thiệt hại nếu có phát sinh.

 

Trân trọng!
P. Luật sư tư vấn - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo